Thời gian gần đây, VietDVM nhận được rất nhiều trường hợp bệnh trên heo thịt từ 20-30 kg trở lên bị đỏ người, nổi nốt, sưng phù, triệu chứng thần kinh, chết đột ngột, sùi bọt mép, có con mổ ra thì bàng quang căng phồng...
VietDVM quyết định giới thiệu đến quý độc giả một trường hợp bệnh trên heo tương tự đã xảy ra trong thực tế (từ quy mô trại, biểu hiện bệnh, bệnh tích mổ khám cho đến các cách lập luận mà các chuyên gia đã áp dụng để chẩn đoán, cách xử lý khi đã chẩn đoán ra bệnh) để các bạn có thể tham khảo, học hỏi cũng như rút kinh nghiệm cho chính trường hợp của mình.
»› Tổng hợp kiến thức chăn nuôi heo
Trường hợp lâm sàng này được biết đến cách đây 4 năm tại một khu vực trại có mật độ chăn nuôi khá cao tại Mỹ với 1.100 con heo nái. Các heo nái được tiêm vaccine giả dại và PRRS (tai xanh) định kỳ 4 tháng 1 lần cũng như định kỳ tiêm vaccine parvovirus và vaccine đóng dấu heo vào tuần đầu tiên của chu kỳ tiết sữa. Các trang trại đều dương tính ổn định với PRRS (bệnh tai xanh).
Cấu tạo trang trại bao gồm một các dãy chuồng cho heo nái và kèm theo mỗi dãy đó là 8 dãy chuồng cho heo con, mỗi dãy 300 heo con.
Các triệu chứng cụ thể về bệnh trên heo
Heo thường phát bệnh vào giai đoạn cuối của thời kỳ cai sữa, lúc chuẩn bị đổi từ cám cai sữa sang cám heo thịt, cân nặng lúc đó vào khoảng 30kg trở lên.
Một số heo chết đột ngột mà không có triệu chứng rõ ràng. Những heo còn lại 2 mắt sưng to, trầm cảm, ban đầu có khó thở, rối loạn thần kinh (co giật, đi lại không vững).
Một vài con thậm chí còn nặng đến mức xuất hiện triệu chứng nằm nghiêng người và chân đạp như đạp xe. Tuy vậy, đa phần heo chết trước khi xuất hiện triệu chứng “đạp xe”.
Heo nhiễm bệnh không sốt. Tỷ lệ tử vong gần 100%.
Bệnh tích của heo có biểu hiện triệu trứng như trên.
Phù mí mắt, đoạn ruột già và lớp biểu mô của dạ dày phình to tích nước. Trong một số trường hợp nặng, hệ thống hạch bạch huyết màng treo ruột phát triển dày đặc, heo tiêu chảy thậm chí có thể xuất huyết cả ruột.
Các dấu hiệu bệnh tích này thường khá đặc trưng, chúng cũng thường nhanh chóng kết hợp với các bệnh tích điển hình thuộc giai đoạn cuối của bệnh phù nề. Các dấu hiệu bệnh này thường xuất hiện nhiều nhất khi thay đổi thức ăn cho heo mà heo lại ăn quá nhiều.
Tỷ lệ mắc bệnh thường rất thấp, trung bình khoảng 1% nhưng khoảng dao động lại khá lớn, có đàn 0% nhưng cũng có đàn tới 4% heo mắc bệnh.
Thời gian mắc bệnh càng lâu, bệnh càng nặng, nhiều heo con ở các ô khác bắt đầu bị ảnh hưởng. Có những lúc tỷ lệ chết có thể lên tới 10%.
»› Xem thêm: 10 nguyên nhân gây bùng phát bệnh E.coli trong trại
»› Xem thêm: Chẩn đoán - điều trị bệnh E.coli trên heo con theo mẹ
Phân tích trong phòng thí nghiệm.
Heo bệnh không sốt, cũng không có bất kỳ phản ứng tích cực nào với kháng sinh hay thuốc chống viêm. Kết hợp với các triệu chứng, bệnh tích quan sát được, các bác sỹ thú y đã loại bỏ sự nghi ngờ đối với bệnh viêm màng não do cầu khuẩn và bệnh glasser .
Chẩn đoán ban đầu ở trên càng được khẳng định hơn trong phòng thí nghiệm. Giải phẫu não bộ heo con bệnh cho thấy các tổn thương tiêu biểu như: tổn thương mạch máu não và phù màng não trên 5 heo bệnh.
Các bác sỹ thú y cũng đã phân lập được vi khuẩn Ecoli có trong ruột heo và cũng đã test thử các chủng kháng sinh nhạy cảm.
Cuối cùng, sau khi phân tích, các bác sỹ đã kết luận nguyên nhân gây heo chết là do nhiễm độc tố của vi khuẩn E.coli.
Rất nhiều biện pháp đã được các bác sỹ thú y tiến hành lúc đó:
01 Đầu tiên, các bác sỹ bổ sung các thuốc kháng sinh nhạy cảm đã test ở trên vào thức ăn và nước uống để chống lại các tác nhân lây nhiễm kế phát nhưng không giải quyết được vấn đề, hơn nữa số heo chết còn tăng lên theo thời gian, các heo con trong trại đó cũng có nguy cơ mắc bệnh rất cao. Tuy nhiên, heo con của các trang trại xung quanh không bị nhiễm bệnh tương tự nên có thể dễ dàng kiểm soát không cho mầm bệnh phát tán.
02 Bổ sung kháng sinh thất bại nên các bác sỹ tiếp tục hành động để hạn chế sự xuất hiện của E.coli trong nước và trong môi trường. Nước uống vừa được axit hóa vừa được bổ sung thêm các vi khuẩn có lợi cho heo tiêu hóa như Lactobacillus, Streptococcus và Enterobacteriaceae. Đồng thời, rút ngắn chu kỳ phun sát trùng toàn trại xuống còn 3-7 ngày phun 1 lần.
03 Tìm kiếm các loại thức ăn thích hợp hơn, đồng thời điều chỉnh chế độ cho ăn – thay đổi từ từ không đột ngột và giảm hàm lượng protein trong thức ăn xuống.
04 Sử dụng các chế phẩm sinh học khác nhau, chẳng hạn như Saccharomyces cerevisiae để bảo vệ heo từ thực vật gây bệnh bằng cách loại trừ cạnh tranh (nghĩa là các chế phẩm sinh học này sẽ cạnh tranh với mầm bệnh nhằm giảm thiệt hại do mầm bệnh gây ra).
05 Thời điểm đó chưa có vaccine chống bệnh phù nề nên không thể tiêm.
»› Xem thêm: Kiểm soát E.coli gây sưng phù đầu trên heo con
Biện pháp thứ 2 được thực hiện:
Sau khi 1 loạt các biện pháp trên không giải quyết được vấn đề, các bác sỹ thú y bắt đầu:
- Giảm mật độ của toàn bộ chuồng heo con cai sữa.
- Sau đó vệ sinh sạch toàn bộ cơ sở vật chất có trong trại: vệ sinh cơ học, phun sát trùng.
- Đồng thời làm sạch toàn bộ đường ống cấp nước để ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn.
- Vì không thể làm sạch một số khu vực như hố chứa phân, nơi chứa thức ăn nên các bác sỹ đã bổ sung các chất khử trùng vào những nơi đó để giảm thiểu tối đa vi khuẩn.
- Những chú heo được đưa ra khỏi khu vực cách ly, điều trị (khu vực mật độ thấp) sau ít nhất 7 tuần ở trong đó mà vẫn khỏe mạnh bình thường.
Tuy nhiên, biện pháp này cũng không thành công: hàng loạt heo tiếp tục chết do phù nề với một tỷ lệ tương đương trường hợp trên.
»› Bạn có biết tại sao heo con bị tiêu chảy???
Biện pháp thứ 3 được thực hiện:
Tuyệt vọng với tình hình ngày càng tồi tệ, tỷ lệ heo chết ngày càng tăng, nhưng căn cứ vào việc heo cai sữa ở các trang trại khác không bị bệnh (nghĩa là nguyên nhân bệnh có thể không phải do bệnh truyền nhiễm), nhóm các bác sỹ thú y điều trị đã ra 1 quyết định đặc biệt. Di dời toàn bộ số heo trong chuồng và dọn sạch sẽ hố phân ở phía dưới chuồng.
Miệng hố cũng được vệ sinh sạch sẽ để ngăn ngừa chất bẩn tích tụ, sau đó dùng vôi rắc lên trên bề mặt để thấm hút nước và sát trùng.
Tổng chi phí lên tới 60.000 EUR. Trong thời gian sữa chữa đó, heo cai sữa bệnh được gửi đến các cở sở heo cai sữa khác hoặc di chuyển thẳng đến chuồng heo thịt.
Lần này bệnh đã được loại trừ. Tuy nhiên, chiến lược lần này là vô cùng mạo hiểm khi số vốn đầu tư ra khá lớn trong khi không thể đảm bảo 100% bệnh không tái phát trở lại vì nếu nguồn gây bệnh là do trong phân của heo nái có vi khuẩn tiết độc tố E.coli thì khi áp lực mầm bệnh đủ lớn heo sẽ tái nhiễm bệnh.
Trong thực tế, các bác sỹ biết rằng, trong 1 số trường hợp chúng ta không thể kiểm soát được vi khuẩn E.coli (vào thời điểm xảy ra dịch này cách đây 5 năm), tuy nhiên họ không còn sự lựa chọn nào khác.
Kết luận
Vấn đề sức khỏe nói chung và bệnh phù nề trên heo nói riêng phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây bệnh là vô cùng quan trọng để có hướng điều trị đúng đắn nhưng điều trị bằng kháng sinh không phải lúc nào cũng hiệu quả, đó không phải là lựa chọn lâu dài, bền vững trong việc kiểm soát mầm bệnh và cũng không nên lạm dụng kháng sinh trong khi căn nguyên của vấn đề đôi khi là do quản lý, môi trường chưa tốt như trường hợp trên.
An toàn sinh học tổng thể là một khía cạnh thường bị coi nhẹ trong các trường hợp chẩn đoán bệnh đường ruột.
Mỗi chiến lược kiểm soát bệnh cần được tính toán kỹ càng từ hiệu quả mong đợi, thời gian, chi phí...sau đó cân nhắc những ưu điểm, nhược điểm của từng chiến lược một để có quyết định hợp lý nhất thì chúng ta sẽ giảm thiểu được rất nhiều những thiệt hại không đáng có.
VietDVM team biên dịch
Theo: Pig333