Bệnh tai xanh (PRRS) kỳ 2: Kiểm soát bệnh tai xanh trong chăn nuôi heo

Published in Bệnh trên Heo
| Ngày18/07/2015

Bệnh tai xanh hay còn gọi là rối loạn hô hấp và sinh sản, viết tắt là PRRS là một bệnh nguy hiểm, không mấy xa lạ với nhiều người chăn nuôi heo cũng như những người làm trong ngành chăn nuôi.

 

Nếu như kỳ trước chúng tôi đã cung cấp cho các bạn một cái nhìn tổng quát nhất về bệnh tai xanh (PRRS) từ cơ chế gây bệnh, đặc điểm của virus, triệu chứng, bệnh tích cũng như những thiệt hại to lớn mà bệnh gây ra trong chuỗi bài viết về bệnh tai xanh trên heo thì kỳ này, chúng tôi tiếp tục cùng với các bạn xây dựng một giải pháp tổng thể, để từ đó áp dụng phù hợp với từng hoàn cảnh chăn nuôi khác nhau, tránh những thiệt hại không đáng có do bệnh tai xanh gây ra.

 

 

Trước khi đi vào chi tiết vấn đề, tôi muốn các bạn nhớ lại rằng virus gây bệnh tai xanh (PRRS) có khả lưu hành theo gió trong vòng bán kính 3km. Có nghĩa là nếu 1 trang trại bất kỳ nằm quanh trang trại nhà bạn trong vòng bán kính 3 km có mầm bệnh thì rất có thể trang trại nhà bạn cũng bị nhiễm bệnh. Chưa nói đến trong quá trình vận chuyển, thì bán kính trên thiết nghĩ nó không có giới hạn.

 

Ngoài ra, các bạn hãy nhớ lại sự lưu hành của virus gây bệnh tai xanh (PRRS) trong đa số các trại như sau:

Bệnh tai xanh trên heo lưu hành trong trại
Bệnh tai xanh trên heo lưu hành trong trại

 

 

Nói như vậy cũng có nghĩa là nếu muốn kiểm soát tốt bệnh tai xanh (PRRS), chúng ta cần tiến hành đồng bộ, toàn diện không chỉ trong nội bộ trại nhà mình mà còn phải mở rộng phạm vi phòng bệnh ra ngoài trang trại của mình ít nhất là 3km.


Xét về tổng quát, chúng ta cần tiến hành đồng bộ 4 “thao tác” sau cùng 1 lúc để kiểm soát bệnh tai xanh (PRRS):

4 thao tac tong the kiem soat prrs 1

4 thao tac tong the kiem soat prrs 2

 

Có thể bạn chưa biết:
  • Mới đây, các nhà khoa học đã nghiên cứu ra 1 phương pháp mới giúp các trang trại chăn nuôi trong vùng mật độ trại cũng như mật độ virus lưu hành cao kiểm soát PRRS tốt hơn bằng cách sử dụng hệ thống màng lọc không khí kết hợp với các phương pháp phòng bệnh truyền thống, tổng thể. Kết quả nghiên cứu cho thấy: “những trang trại có sử dụng hệ thống lọc giảm được 50% số vụ dịch bùng phát mỗi năm”

 

Các biện pháp kiểm soát cụ thể tùy thuộc vào mức độ nhiễm bệnh của trại:

 

Thông thường có 4 dạng trại tương ứng với 4 cấp độ nhiễm bệnh PRRS khác nhau như sau:

 
Cấp độ Mức độ bệnh PRRS Đàn heo nái Heo con - Heo thịt Lây truyền
PRRS máu Biểu hiện bệnh PRRS máu Biểu hiện bệnh
1

Trại nổ bệnh

(Đàn không ổn định)

+ Nái sẩy thai, đẻ non... + Có bệnh hô hấp, tiêu hóa...

Bài thải và phát tán mạnh virus ở đàn heo giống và thịt (Lây dọc, lây ngang)

2

Trại chưa ổn định

(Có bài thải virus)

+ Nái không sẩy thai, đẻ non... +

Có bệnh hô hấp, tiêu hóa hay PRDC

Bài thải và phát tán virus ở đàn heo cai sữa và thịt (Lây ngang)
3

Trại ổn định 

(Không bài thải virus)

+ Nái không sẩy thai, đẻ non... + Không có bệnh hô hấp, tiêu hóa hay PRDC Không bài thải và phát tán virus ở đàn heo nái và thịt.
4

Trại âm tính

(Âm tính)

- Không - Không Không

 

Như vậy, mục tiêu kiểm soát tốt bệnh tai xanh (PRRS) của chúng ta là đưa những trại nhiễm ở cấp độ 1 và 2 (trại nổ bệnh và trại chưa ổn định) về cấp độ 3 và 4 (Trại ổn định và trại âm tính với PRRS).

 

 


1. Đối với những trại nổ dịch tai xanh:

 

Thông thường dịch nổ ra sẽ ảnh hưởng trực tiếp lên 1 nhóm đối tượng heo trong trại và chủ yếu là heo nái hậu bị và heo con của nái tơ (nái lứa 1).Nguyên nhân chủ yếu khiến dịch bùng phát thường như sau:


nguyen nhan chu yeu lam trai no dich prrs 1nguyen nhan chu yeu lam trai no dich prrs 2nguyen nhan chu yeu lam trai no dich prrs 3nguyen nhan chu yeu lam trai no dich prrs 4

Bạn cần làm gì nếu trại nổ dịch tai xanh?

 

Thứ nhất, tuyệt đối không nhập thêm heo mới. Chỉ xuất bán (heo con, heo choai hay heo thịt) và không đưa heo còi trở ngược lại đàn.

 

Thứ hai, loại thải toàn bộ heo yếu, nhất là ở ô heo nái đẻ non, sảy thai, heo con sơ sinh dưới 0,8kg và những heo bị bệnh mãn tính không khỏi. 

PRRS heoHeo con quá yếu là nguyên nhân đào thải virus PRRS ra môi trường

 

Tiếp theo, hãy sát trùng, vệ sinh sạch sẽ, định kỳ toàn bộ trang trại từ dụng cụ lao động, dụng cụ bảo hộ, chuồng trại, toàn bộ không gian trong và xung quanh trại.

 

Tiếp đến, giúp heo bệnh hạ sốt bằng Anagil C hoặc Paracetamol tinh kết hợp bổ sung thêm chất điện giải, các vitamin…để tăng sức đề kháng cho heo.

 

Lưu ý:

 

- Dùng Anagil C khá an toàn cho thận nhưng thường chỉ có thể giúp heo hạ cơn sốt chứ không thể; cắt cơn sốt. Còn Paracetamol có thể hạ sốt tốt hơn nhưng nếu quá lạm dụng lại rất có hại cho thận. Tùy vào thể trạng heo yếu hay khỏe mà chọn dùng loại thuốc nào cho phù hợp.

 

- Trong những trường hợp này truyền nước muối sinh lý 0,9% cho heo qua tĩnh mạch tai là cách làm hiệu quả nhất, nhanh nhất để giúp heo bổ sung điện giải, nâng cao sức đề kháng chống lại dịch bệnh.

 

- Bước cuối cùng là tiêm kháng sinh cho toàn bộ heo trong trại giúp hạn chế, ngăn chặn các bệnh kế phát. Thông thường, kháng sinh Amoxicillin là kháng sinh được lựa chọn nhiều nhất do tính an toàn của nó đối với heo nái và đặc tính hoạt phổ rộng. Ngoài ra, các bạn cũng có thể sử dụng thêm 1 số kháng sinh hoạt phổ rộng khác như Oxytetracylin…

 

 

Lưu ý:

 

- Sử dụng mỗi heo một kim tiêm riêng biệt không dùng chung.

 

- Hạn chế tối đa các stress cho heo: ngưng bấm nanh, cắt đuôi, thiến hoạn, lùi các chương trình vaccine cho đến khi heo khỏe hẳn.

 

- Khi trại đã nổ dịch, tiêm bất kỳ loại vaccine nào cho heo cũng đều rất dễ dàng làm cho trại nổ ra bệnh đó. Giải pháp tốt nhất lúc này là ngưng toàn bộ chương trình vaccine khác, sau đó trộn kháng sinh vào thức ăn cho toàn đàn khoảng 2 tuần sau thì tiêm vaccine PRRS.

 

 

2. Đối với các trại chưa ổn định với bệnh tai xanh (PRRS).

 

Đặc điểm chung của các trang trại này là Heo nái không có bệnh hô hấp, không đẻ non, sẩy thai. Heo cai sữa, heo thịt còn ho, thở thể bụng, kém ăn, còi cọc…và heo con, heo thịt vẫn còn bài thải virus ra ngoài môi trường.

 

Giải pháp với từng đối tượng heo như sau:

 

Đối với việc nhập heo hậu bị:

 

- Trước khi quyết định nhập: làm xét nghiệm máu → chỉ nhập đàn giống có chỉ số 0,4< S/P <2; tiêm vaccine bổ sung cho những nái có chỉ số S/P < 0,4 sau 2 tuần xét nghiệm lại; Không nhập những heo có S/P > 2.

 

- Nhập theo kế hoạch, tỷ lệ thay đàn lý tưởng là 30-35%. Không nên quá 40%.

 

- Nái hậu bị nên: mua từ 1 nguồn, biết rõ nguồn gốc (ổn định về PRRS). Mua từ lúc còn nhỏ (5,5 tháng tuổi) để đủ thời gian nuôi cách ly và làm quen với PRRS (hoặc đã chủng được 3 mũi vắc xin PRRS).

 

- Nhập về→ nuôi cách ly riêng biệt khoảng 2 tuần (chuồng cách ly cách các chuồng khác khoảng 100m, có công nhân và dụng cụ riêng biệt) → sau đó nuôi thích nghi bên ngoài trại 3 tháng; cho nái loại thải khỏe mạnh ở chung với nái nuôi thích nghi theo tỷ lệ 1/10 (sau 2-3 tuần bán nái loại đó đi và đổi nái khác).

 

Mục tiêu: để hậu bị làm quen với mầm bệnh và điều kiện chăn nuôi của trại

 


    S/P là tỷ lệ mẫu huyết thanh dương tính với PRRS trên tổng số mẫu xét nghiệm.

 

Đối với heo nái:

 

- Cho nái phối lần đầu lúc 7-8 tháng tuổi, khi nái đạt trên 120 kg.

 

- Khi phối, chọn tinh của heo nọc khỏe mạnh, mua tinh từ trang trại uy tín.

 

Đối với heo con và heo thịt:

 

- Heo con và heo thịt đi theo 1 hướng, không nhập quay trở lại.

 

- Nên nuôi cùng vào cùng ra.

 

 

Đối với toàn trại:

 

- Thực hiện nghiêm các quy định an toàn sinh học trong trại, định kỳ phun thuốc sát trùng, vệ sinh chuồng trại thường xuyên.

 

- Tiêm đầy đủ các vaccine trong quy trình như bệnh dịch tả, bệnh MH…

 

- Tiêm vaccine PRRS cho heo nái hậu bị trước khi phối để có miễn dịch đầy đủ cho heo nái và heo con.

 

- Sau 6 tháng, lấy máu heo con (4, 6, 8 tuần tuổi) xét nghiệm để đánh giá mức độ ổn định của trại với PRRS. Nếu chỉ số S/P nhỏ dần theo tuổi heo thì đàn đã ổn định. Nếu S/P tăng dần theo tuổi heo thì trại chưa ổn định, còn có sự bài thải vi rút trên heo cai sữa và heo thịt → Chủng lại vaccine cho nái cai sữa lứa đầu.

 


    Để hiểu rõ hơn về quy trình lấy máu xét nghiệm PRRS cũng như cách đọc kết quả, cách áp dụng kết quả xét nghiệm vào thực tế…mời các bạn đón đọc bài viết về PRRS kỳ 3 của chúng tôi.

 

- Khi thức hiện đúng theo quy trình thì sau 6 tháng – 1 năm thì bệnh được khống chế, không bài thải vi rút trên đàn nái, heo thịt → TRẠI ỔN ĐỊNH VỚI PRRS.

 

Như vậy, việc kết hợp các phương pháp quản lý đúng đắn và lịch chủng ngừa vaccine hợp lý sẽ làm giảm đáng kể tác hại của PRRS lên năng suất chăn nuôi của trại. Trên hết, mỗi trại cần phòng chống PRRS 1 cách chủ động hơn nữa vì hầu hết mọi trang trại chăn nuôi sẽ không thể tồn tại được nếu không quan tâm tới PRRS. Và quan trọng hơn nữa là việc kiểm soát là có thể, tuy nhiên chúng ta có thực sự hành động đúng hay không mà thôi.

 

 VietDVM team

Ý kiến bạn đọc (7) | Viết bình luận
Bình luận như khách
Hoặc đăng nhập để bình luận
0 / 3000 Giới hạn ký tự
Chuỗi của bạn nên trong khoảng 10-3000 ký tự
Lưu ý: Bình luận của bạn sẽ phải đợi kiểm duyệt trước khi hiển thị.
Điều khoản & Quy định.

 

LIÊN HỆ

VietDVM - Trang thông tin và kiến thức
chăn nuôi thú y uy tín và lớn nhất Việt Nam

Hotline: 0934-671-388  |  Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

  Bạn đang sử dụng VietDVM v3.6
© Bản quyền thuộc về VietDVM™
Ω Vận hành và khai thác bởi công ty CP Ứng dụng & Truyền thông X7PLUS® JSC
Giấy phép số 391/GP-BTTT cấp bởi Bộ Thông tin và truyền thông.
® Website VietDVM.com đã đăng ký Luật bản quyền quốc tế.    DMCA.com Protection Status

 

 

 

  • VietDVM - Trang thông tin và kiến thức Chăn nuôi Thú y uy tín và lớn nhất Việt Nam

    © Bản quyền 2014 - 2020 thuộc về VietDVM™. ¶ Bạn đang sử dụng VietDVM™ v3.6

    ∩ Giấy phép số 391/GP-BTTT cấp bởi Bộ Thông tin và truyền thông.

    ® Website VietDVM.com đã đăng ký Luật bản quyền quốc tế.

    Ω Vận hành và khai thác bởi Công ty CP Ứng dụng và Truyền thông X7PLUS - X7PLUS® JSC

    VPGD: Tầng 8, tòa nhà Hanoi Creative City, Số 1 Lương Yên, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.

    Email: X7PLUS.jsc@gmail.com | Website: www.X7PLUS.com

  • Liên hệ nội dung & kết nối VietDVM:

    Facebook: @congdongVietDVM | Twitter: VietDVM | Likedin: /in/VietDVM

    Hotline: 0934-671-388 | Email: vietdvm@gmail.com

     

    Liên hệ quảng cáo & hợp tác:

    Tel: 0246-2949-951 | 0934-671-388 | vietdvm@gmail.com

  • logo X7PLUS DMCA.com Protection Status