Những thiệt hại do bệnh Parvovirus gây ra cho người chăn nuôi heo. (Parvovirus gây bệnh khô thai, sẩy thai truyền nhiễm - PPV)
Tiếp nối chuỗi bài viết về PPV (bệnh khô thai, sẩy thai truyền nhiễm do Parvovirus gây ra trên heo) đang được rất nhiều người quan tâm thời gian gần đây, chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu sâu hơn về những thiệt hại do nó gây ra để lý giải tại sao PPV lại được quan tâm đến thế. Đồng thời làm cơ sở cho việc chẩn đoán, kiểm soát bệnh trong thực tế.
Bệnh Parvovirus không ảnh hưởng lên heo nái mà chỉ ảnh hưởng lên bào thai. Thi thoảng cũng có những bào thai nhiễm bệnh nhưng không chết và vẫn được sinh ra, tuy nhiên tỷ lệ đó khá thấp.
Thai bị chết ở nhiều giai đoạn khác nhau sau đó bị hấp thu thành thai khô
(Gọi là thai gỗ)
Biểu hiện điển hình nhất của bệnh Parvovirus là hiện tượng khô thai, thai hóa gỗ. Nhất là trong trường hợp bệnh cấp tính.
Những thiệt hại cơ bản do bệnh Parvovirus mà chúng ta có thể nhìn thấy bằng mắt nhưng chưa đo đếm được mức độ bao gồm như:
- Số con sinh ra / lứa đẻ ít (do phôi bị hóa gỗ, chết thai, chết khi vừa sinh ra).
- Tỷ lệ sảy thai cao hơn bình thường.
- Số con sơ sinh chết tăng do khi có nhiều thai gỗ quá dẫn đến có ít thai sống để kích thích phản ứng đẻ → heo đẻ chậm → tăng nguy cơ và tỷ lệ heo con chết vì ngạt.
- Heo nái chậm lên giống lại.
- Số lứa đẻ/nái/năm giảm.
- Hiện tượng mang thai giả tăng.
»› Xem thêm: Bệnh gium tròn trên heo
»› Xem thêm: Mầm bệnh cầu trùng và những ứng dụng vào thực tế
Thai bị chết lưu ở nhiều giai đoạn mang thai khác nhau
Dưới đây là những thiệt hại mà chúng ta có thể đo đếm được dựa trên các thống kê, nghiên cứu trong và ngoài nước về bệnh Parvovirus qua rất nhiều năm.
Bảng so sánh thiệt hại do PPV (parvovirus) mãn – cấp tính với heo khỏe mạnh bình thường.
Như vậy, với việc ảnh hưởng trực tiếp lên bào thai, lên heo con sơ sinh thông qua heo nái, bệnh Parvovirus đã gây ra những thiệt hại không hề nhỏ từ việc giảm số heo con sinh ra của trại.
»› Xem thêm: Bệnh viêm da tiết dịch do Staphylococcus hyicus
»› Xem thêm: 5 nguyên nhân khiến Parvovirus trở nên nguy hiểm
Ngoài ra, các tác động lên heo nái như chậm lên giống hay mang thai giả cũng góp phần làm giảm năng suất sinh sản của heo nái, dẫn đến giảm năng suất sinh sản của toàn trại, từ đó giảm lợi nhuận chăn nuôi.
Một số khía cạnh khác của bệnh Parvovirus đang “âm thầm gây thiệt hại” nữa mà ít người để ý đó là:
- Rất nhiều heo nái, đặc biệt là heo nái tơ (nái đẻ lứa đầu) lây bệnh từ heo đực giống (heo nọc) hay tinh heo nọc.
Heo nọc là nguồn lưu cữu mầm bệnh rất nguy hiểm vì Parvovirus có trong cơ thể heo nọc nhưng không có biểu hiện triệu chứng bệnh → ta thường không biết để đề phòng cho đến khi mầm bệnh đó lây sang cho heo nái và gây sẩy thai, thai gỗ.
Hơn nữa, 1 heo nọc hay tinh heo nọc có thể phối, dùng để phối cho rất nhiều heo nái nên nếu heo nọc mang mầm bệnh thì mầm bệnh đó (parvovirus) được phát tán theo cấp số nhân.
- Parvovirus cũng là nguyên nhân, là điều kiện làm tăng mức độ ảnh hưởng của Circovirus (PCV2) gây bệnh còi cọc, chậm lớn trên heo.
Như vậy, thiệt hai do bệnh Parvovirus gây ra thường rất lớn vì nó không chỉ đến trực tiếp từ heo nái, bào thai của heo nái, heo con sinh ra từ heo nái bệnh mà còn đến từ heo nọc, tinh heo nọc hay các bệnh kế phát khác.
Phạm Nga