Vi khuẩn E.coli trong chuồng heo nái là một trong những tác nhân gây bệnh phổ biến và cũng là một trong những nguyên nhân gây thiệt hại kinh tế nặng nề nhất do ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của heo con làm giảm tăng trọng và tăng tỷ lệ chết.
Tuy nhiên ở chuồng đẻ không chỉ có E.coli gây ra những tổn thất đó; các yếu tố khác như môi trường, quản lý hay các tác nhân khác cũng gây những tác động tiêu cực tới heo con hoặc gián tiếp thúc đẩy E.coli gây bệnh mạnh mẽ hơn nữa.
VietDVM giới thiệu phần 1 của bệnh E.coli trong trại nái: '10 nguyên nhân gây bùng phát Ecoli trong chuồng nái đẻ"
1. Cơ cấu heo trong trại không hợp lý:
Mất cân bằng cơ cấu độ tuổi của heo nái trong trại cũng thúc đẩy E.coli bùng phát. Điều đó có nghĩa ta cần chú ý tới cơ cấu độ tuổi của heo nái trong trại. Nếu quá nhiều một độ tuổi nào đó đều không phù hợp và có thể gây bùng phát dịch bệnh
VD: Tỷ lệ heo nái đẻ lứa 1 tăng lên >20% sẽ tăng nguy cơ E.coli bùng phát tại trại do heo nái đẻ lứa 1 có khả năng miễn dịch và truyền miễn dịch thấp hơn heo nái dạ
Xem thêm:
Các thông số trại nái
2. Cách chăm sóc trong giai đoạn heo nái mang thai
Những chăm sóc ở giai đoạn heo nái mang thai cũng có ảnh hưởng lớn tới sự duy trì mầm bệnh E.coli và bùng phát E.coli trong trại heo nái
- Ở đầu thai kỳ (giai đoạn 35-40 ngày):
Đây là thời điểm quan trọng có thể ảnh hưởng tới sự phát triển của heo con.
Trong thời gian này nếu chúng ta cho ăn quá nhiều trong khoảng 3 ngày liên tục sẽ ảnh hưởng tới khả năng tiêu hóa của heo nái và làm tăng bài thải progesterone qua gan (điều này ảnh hưởng lớn tới sự phát triển của heo con trong bào thai, nặng có thể gây chết thai).
Tuy nhiên, bạn cũng không nên quá lo vì nếu ngoài giai đoạn này thì mọi thứ vẫn diễn ra bình thường.
Ở giai đoạn này ít có ảnh hưởng của E.coli tới hiện tượng heo nái bị tiêu chảy
- Giai đoạn giữa thai kỳ:
Đây là giai đoạn quạn trọng để đưa thể trạng heo nái về chuẩn để chuẩn bị phục vụ cho thời kỳ nuôi con.
Từ giai đoạn này tới khi sinh heo bắt đầu có sự phát triển tuyến vú
»› Mẹo chăn nuôi heo – giảm stress trên heo nái trước khi sinh bằng giấy vụn
- Giai đoạn cuối của thai kỳ:
Có nhiều tranh cãi về sự phát triển của heo ở giai đoạn này. Đa số đều cho rằng cần cho heo nái ăn nhiều để duy trì bào thai đang trong giai đoạn phát triển mạnh mẽ nhất.
Tuy nhiên nếu heo nái ăn quá nhiều cũng ảnh hường tới sức khỏe từ đó cũng ảnh hưởng lớn tới bào thai.
3. Yếu tố môi trường:
Với chuồng đẻ lúc nào cũng cần chú ý duy trì hai ngưỡng nhiệt độ.
Nhiệt độ chuồng nuôi: cần duy trì 22-24oC. Tuy nhiên, tùy vào nhiệt độ của môi trường mà điều chỉnh nhiệt độ chuồng nuôi phù hợp với heo nái (đặc biệt với điều kiện khí hậu tại Việt Nam).
Nhiệt độ ô úm dành cho heo con sơ sinh: là 36-38oC (duy trì trong tuần đầu sau khi sinh). Vì vậy ô úm cần sử dụng thêm thiết bị sinh nhiệt để duy trì nhiệt độ cao và ổn định (có thể dùng bóng điện hồng ngoại, bóng chạy bằng gas hay lò sưởi bằng than..).
»› Mẹo nhỏ chăn nuôi heo: “hộp tăng nhiệt độ” cho heo con sơ sinh.
Những yếu tôi môi trường sẽ giúp Heo con phát triển ổn định và duy trì sức đề kháng với E.coli.
4. Vaccine:
Cần xây dựng 1 lịch vaccine phù hợp với cả heo nái và heo con, tất nhiên phải đưa E.coli vào danh sách các vaccine cần phải tiêm.
»› Lịch vacxin nái dạ hiệu quả
»› Lịch vacxin heo hậu bị phổ biến
5. Số lượng và chất lượng sữa:
Không phải tất cả các núm vú của heo nái đều tiết sữa như nhau vì vậy cần xây dựng một kế hoạch cho heo ăn hợp lý đặc biệt là sữa non điều này không chỉ giúp heo con có một hệ thống miễn dịch ổn định mà còn cung cấp đủ năng lượng cho heo con sơ sinh.
6. Di chuyển Heo con giữa các chuồng:
Heo con cần được nuôi ổn định trong chuồng và hạn chế vận chuyển, điều này là vô cùng cần thiết. Nếu thực sự cần phải chuyển chuồng chúng ta nên lựa chọn chuyển heo mẹ và thay vào đó 1 chú heo mẹ khác, chứ không nên chuyển heo con.
Tuy nhiên vẫn còn phụ thuộc vào quy mô trại, số con/ổ, số con chết, loại ở mỗi ổ, nếu số heo con còn lại quá ít thì có thể dồn vào để 1 heo nái nuôi (tăng hiệu quả khai thác nái).
7. Kiểm soát khi đưa heo vào chuồng đẻ:
Với những heo nái có chất lượng xấu có thể mang mầm bệnh vào chuồng nái --> cần lưu ý kiểm soát trước khi chuyển heo từ chuồng bầu sang chuồng đẻ.
8. Vệ sinh và khử trùng tại các ô chuồng đẻ:
- Làm sạch cơ học để loại bỏ các chất hữu cơ trên mặt sàn và gầm sàn đẻ.
- Sử dụng các chất tẩy rửa và dùng bơm áp lực cao để vệ sinh chuồng.
- Khử trùng sàn đẻ , máng ăn, ống nước và các dụng cụ hỗ trợ đỡ đẻ.
- Ô đẻ cần được làm khô hoàn toàn trước khi chuyển heo nái từ chuồng bầu sang
→ Đây là nhân tố quan trọng giúp loại bỏ mầm bệnh (E.Coli) ra khỏi trại.
9. Công nhân:
Tất cả công nhân trong trại cần được qua một khóa đào tạo về quy trình chăn nuôi để có được những kiến thức cơ bản giúp họ làm việc một cách khoa học và hiệu quả nhất.
10. Chất lượng nước:
Nước là một chất dinh dưỡng rất quan trọng và đây cũng là nguồn lây nhiễm chủ yếu của E.coli.
Nước cần được làm sạch hóa chất, tạp chất và đặc biệt là vi sinh vật để chất lượng luôn đảm bảo.
Ngoài ra cần đảm bảo heo không bao giờ bị thiếu nước trong tất cả các chuồng nuôi nói chung và chuồng đẻ nói riêng.
VietDVM team biên dịch.
(theo Pig 333)