Ca bệnh thực tế - Bệnh phù thũng trên heo con cai sữa

Published in Bệnh trên Heo
| Ngày19/05/2017

Trường hợp này mô tả một ổ dịch trong một trang trại chăn nuôi heo thương phẩm và khó để cắt được ổ dịch nếu không có sự can thiệp của vaccine. Kể từ năm 2014, số lượng các ca bệnh phù thũng lại tăng lên mà người ta không thể lý giải được lý do vì sao nó xuất hiện trở lại.

 

>>> Kinh nghiệm thực tế xử lý Salmonella và PVC2 gây bệnh ngay sau khi cai sữa

 

Bệnh phù thũng (tên tiếng anh là Bowel Oedema – BO) là một bệnh thần kinh cấp tính xảy ra chủ yếu trên heo con sau cai sữa với tỷ lệ tử vong cao. Trong những năm 1960 và 1970, nó là một căn bệnh vô cùng phổ biến tại châu Âu, nhất là tại Anh và trở thành một trong những nguyên nhân chính gây tử vong heo con sau cai sữa 1-2 tuần. Tại thời điểm đó, nhiều heo con không được cai sữa cho đến 5 tuần tuổi.

 

Vào những năm cuối thập niên 1970, trước khi cai sữa heo con được chuyển tới chỗ ở tốt hơn và có chế độ ăn riêng với lượng sữa không béo nhiều hơn nên bệnh đã biến mất trên phần lớn các đàn heo.

 

 

Kinh nghiệm của tác giả cho thấy, từ năm 1981-2015, trên các trang trại chăn nuôi heo ở Anh và ở các nước khác, người ta đã chứng kiến 3 trường hợp heo con phù thũng như sau:

- 2 trường hợp xảy ra trên 2 trang trại quy mô nhỏ với điều kiện vệ sinh kém. Trong cả hai trường hợp, bệnh xảy ra khá nhanh và không để lại nhiều dấu vết.

- Trường hợp còn lại xảy ra trên một trang trại chăn nuôi heo thương phẩm vào năm 1990, bệnh diễn ra trong vòng khoảng 4 tuần và từ đó trở về sau, người ta rất ít khi nhìn thấy sự xuất hiện của bệnh.

 

Tuy nhiên, kể từ năm 2014, nhiều ca bệnh BO đã được báo cáo tại Anh, Ireland và ở các quốc gia lục địa châu Âu cho dù người ta vẫn chưa thể xác định lý do vì sao nó xuất hiện trở lại. Trường hợp ca bệnh trong nghiên cứu dưới đây  mô tả một ổ dịch trong một trang trại chăn nuôi heo thương mại, đây cũng là đối tượng trại mà dịch nổ ra khá mạnh mẽ thậm chí thuốc chủng ngừa cũng không thể phát huy tác dụng hay ngăn cản được bệnh.

 

 

Mô tả trang trại nơi xảy ra bệnh phù trên heo

Toàn bộ heo nhiễm bệnh nằm trong dãy chuồng heo con cai sữa và dãy chuồng heo thịt của một trang trại có quy mô 725 heo nái sinh sản.

 

Mỗi tuần có khoảng 360 heo con được di chuyển đến 1 trong 8 dãy chuồng heo cai sữa, mỗi dãy có 6 ô chuồng với độ tuổi trung bình của heo là 29 ngày tuổi.

 

Tình trạng sức khỏe của các đối tượng heo là thông thường với các bệnh như tai xanh (PRRS), circo (PCV2) và viêm phổi địa phương. Toàn bộ heo nái được chủng ngừa đóng dấu heo và E.coli thường xuyên. Heo con được tiêm chủng PCV2 lúc 3 tuần tuổi.

 

>>> Lịch vacxin heo thịt

 

Tại thời điểm 7 tuần rưỡi sau cai sữa, toàn bộ ô chuồng được để trống, rửa sạch và sát trùng kỹ lưỡng. Khi heo con kết thúc giai đoạn cai sữa và được khoảng 35kg, người ta chuyển heo đến các ô chuồng heo thịt.

 

Các dãy chuồng (A1 như trong hình) là một phần của một nhóm được bố trí là nơi nuôi nhốt heo nái tơ hậu bị và sau đó cung cấp heo nái thương phẩm cho 5 dãy chuồng khác. Mầm bệnh BO trước đây đã được tìm thấy trên 2 trong số 5 dãy chuồng này (A2 và A3) và sau đó là trên A4.

 

Đàn vỗ béo và trại giống bố mẹ chưa thấy mầm bệnh xuất hiện. Tương tự như vậy, nửa còn lại của trang trại - các dãy chuồng B không thấy mầm bệnh xuất hiện. Việc BO xuất hiện tại các trang trại trung tâm (A2,A3,A4) sẽ làm bệnh có thể lây lan nhanh chóng theo cấp số nhân.

 

Ảnh 1: sơ đồ trang trại, những dãy chuồng được đánh dấu màu đỏ là những dãy có mầm bệnh BO được tìm thấy vào tháng 6/2015
Ảnh 1: sơ đồ trang trại, những dãy chuồng được đánh dấu màu đỏ là những dãy có mầm bệnh BO được tìm thấy vào tháng 6/2015

 

Dãy chuồng cho heo con cai sữa có 2 kiểu:

1. Bốn phòng “cũ”, với những tấm gỗ lát chuồng không đầy đủ, xuống cấp, giữ nhiệt kém, rất dễ nhiễm bệnh do vệ sinh kém, đặc biệt là các bệnh ngoài da và tiêu chảy.

2. Bốn phòng “mới” với các thanh gỗ lát chuồng đầy đủ, môi trường sạch sẽ, ấm áp.

 

Vào giai đoạn cai sữa, mỗi heo con được tiêm 2500ppm kẽm trong giai đoạn đầu từ 11-13 ngày, cùng với một chất phụ gia là axit based benzoic. Sau đó, những heo con trong bốn phòng “cũ” được cho ăn với khẩu phần có trộn thêm thuốc kháng sinh Tmlincomicyn và spectynomicin trong 28 ngày. Heo trong phòng “mới” ăn thức ăn cho heo thịt giai đoạn 1 và không có thuốc kháng sinh trong khẩu phần.

 

Tỷ lệ heo con tử vong trong giai đoạn từ cai sữa đến 11 tuần rưỡi là dưới 2% vào năm 2015.

 

Các biểu hiện lâm sàng trên heo con

Vào giữa tháng 3 năm 2016 trang trại báo cáo xuất hiện bệnh thần kinh trên heo con cai sữa – gần 16 ngày trước đó, tất cả heo con cai sữa đều đã chết. 10 heo con chết trong tuần đầu tiên, sau đó mỗi tuần đều có 5 heo con chết trong 2 tuần tiếp theo.

 

Khám nghiệm lâm sàng và điều tra dịch bệnh được các bác sỹ thú y tiến hành vào tuần thứ 2 trong 3 tuần. Người quản lý trang trại thừa nhận có sự tương đồng với trường hợp nhìn thấy một vài tháng trước đó trên đàn A3.

 

Tình trạng chi tiết của trang trại được quản lý tiết lộ như sau:

 

1. Cả 2 đàn heo con cai sữa bị bệnh đều không có biểu hiện gì bất thường về tuổi tác hay cân nặng trước lúc chết.

 

2. Heo con có biểu hiện thèm ăn tốt và khẩu phần ăn được điều chỉnh như bình thường, nghĩa là lúc bị bệnh heo vẫn đang ăn chế độ ăn của heo cai sữa.

 

3. Hai nhóm heo bị bệnh được nuôi trong dãy chuồng “cũ” nên trong thức ăn có bổ sung kháng sinh lincomicyn và spectynomicin tại thời điểm heo chết.

 

4. Tất cả các trường hợp tử vong cấp tính đều xảy ra trên heo từ 15-18 ngày sau khi cai sữa, khoảng 4-7 ngày sau khi kết thúc chế dộ ăn cho heo giai đoạn cai sữa và sau khi tiêm kẽm cho heo con được 4 ngày.

 

5. Tất cả những heo con chết đều trong tình trạng cấp tính, heo đang khỏe mạnh bình thường. Một số được tìm thấy khi đã chết hoặc sắp chết. Không có trường hợp nào được tìm thấy khi heo đang ủ bệnh để tiêm kháng sinh Amoxycillin LA.

 

>>> Tìm thấy gen kháng Colistin mới ở Trung Quốc

 

Khám nghiệm tử thi kiểm tra 2 heo chết cấp tính thu được một số kết quả như sau:

- Phù nề xuất hiện không rõ ràng trên các đoạn màng treo dạ dày.

- Đầu và mắt sưng to.

- Phù nề dưới da trên hộp sọ.

- Sưng và phù nề màng treo ruột đoạn đại tràng xoắn ốc.

- Não có rỉ nước.

 

Hình 2: sưng mắt và đầu.
Hình 2: sưng mắt và đầu.

 

 

Hình 3: phù nề dưới da trên hộp sọ.
Hình 3: phù nề dưới da trên hộp sọ.

 

 

Hình 4: sưng và phù nề màng treo ruột đoạn đại tràng xoắn ốc.
Hình 4: sưng và phù nề màng treo ruột đoạn đại tràng xoắn ốc.

 

 

Hình 5: mở hộp sọ quan sát thấy não “ướt”.
Hình 5: mở hộp sọ quan sát thấy não “ướt”.

 

Các thí nghiệm còn cho thấy kết quả như sau:

1. Phân lập được E.coli0139 K82 (E4) từ ruột của một heo bệnh và từ hỗn hợp ruột các heo bệnh pha trộn với nhau.

2. Yếu tố độc lực E.coli F18 (fedA) và ST x 2 (một tiểu đơn vị) được xác định bởi gen độc lực multiplex PCR.

3. Mô bệnh học của não đã xác định hiện tượng heo bị phù các mạch máu não.

 

>>> kiểm soát bệnh E.coli sưng phù trên heo như thế nào?

 

Do đó việc chẩn đoán được xác nhận là heo con bị bệnh phù thũng (hay còn gọi là Bowel Oedema - BO). Các kháng sinh nhạy cảm với E.coli E4 được thể hiện trong bảng sau.

 

 

Thử nghiệm các chủng kháng sinh nhạy cảm với E.coli E4
Kháng sinh Nội dung đĩa Kết quả kháng sinh Nội dung đĩa Kết quả
Apramycin 15μg S Trimethoprim / Sulphamethoxazole 25μg R
Spectinomycin 25μg R Ampicillin 10μg R
Neomycin 10μg S Florfenicol 30μg S
Streptomycin 10μg R Colistin Sulphate 10μg S
Amoxicillin / axit clavulanic 30μg S Enrofloxacin 5μg S
Cefpodoxime 10μg S Doxycycline 30μg R
Ceftiofur 30μg S Tetracycline 10μg R
Lincomycin / Spectinomycin 109μg R      

 

 

Các hành động ban đầu.

Sau khi khám nghiệm tử thi, trang trại được chỉ định dùng kháng sinh Trimethoprim/sunphamethoxazone cho bất kỳ trường hợp heo bị bệnh nào (khi đó chưa có kết quả kháng sinh đồ như trên bảng).

 

>>> Sơ đồ phối trộn kháng sinh trong chăn nuôi

 

Tuy nhiên, không có hành động nào được tiến hành ngay lúc đó để ngăn chặn dịch bệnh vì người ta không có bất kỳ dữ liệu nào để chọn được loại thuốc hoặc phương pháp điều trị phù hợp cả nên họ đã quyết định chờ đợi xem điều gì sẽ xảy ra tiếp theo.

 

Theo sát tình hình.

Các trường hợp bệnh lâm sàng và tử vong giảm dần và không có trường hợp heo con bị BO trong vòng 18 tuần sau đó, kết quả này biện minh cho quyết định không can thiệp ngay lập tức từ ban đầu là có lý.

 

Tuy nhiên, sau đó bệnh tiếp tục quay lại với mức độ nặng hơn vào ngày 04/08/2016 và làm chết 26 heo con ở độ tuổi sau cai sữa 16 ngày trong dãy chuồng “cũ”.

 

Dựa trên các kết quả chẩn đoán trước đây, chủ trại đã quyết định thay thế thuốc trộn trong thức ăn bằng kháng sinh Apramycin, thuốc tiêm vẫn cho hiệu quả không cao nên người ta chỉ trộn. Kết quả của sự thay đổi này là gần như ngay lập tức và rất đáng lo ngại. Số heo con tử vong tại 16 ngày sau khi cai sữa dừng lại nhưng bệnh lại xảy ra sau đó với số heo con chết cao hơn trước (xem hình 7) bao gồm cả những heo con trong dãy chuồng “mới”.

 

Hình 6: tiến trình xâm nhập và gây bệnh của BO (1. Dấu hiệu đầu tiên khi heo con được 3-4 tuần tuổi; 2. Bệnh tái xuất hiện với mức độ nặng hơn nhiều; 3. Tuần đầu tiên khi heo được tiêm phòng).
Hình 6: tiến trình xâm nhập và gây bệnh của BO (1. Dấu hiệu đầu tiên khi heo con được 3-4 tuần tuổi; 2. Bệnh tái xuất hiện với mức độ nặng hơn nhiều; 3. Tuần đầu tiên khi heo được tiêm phòng).

 

Sau nhiều tuần không khống chế được tình hình, các bác sỹ thú y quyết định sử dụng vaccine độc tố Stx2e tiêm cho toàn bộ heo con trong trại, mỗi con một mũi duy nhất 1ml sao cho heo con thuộc các nhóm 1,2,3,4 tuần tuổi đều được tiêm phòng. Sau đó, tất cả heo đã được tiêm phòng vào ngày thứ 4.

 

Trong vòng 12 tuần heo bị bệnh, tỷ lệ tử vong trung bình của heo con giai đoạn từ cai sữa đến 11,5 tuần tuổi là 6,25% và cao nhất là 16% so với tỷ lệ tử vong bình thường có thể chấp nhận được là 1,5%. Như vậy, số chênh lệch (6,25-1,5=4,75%) chính là số heo chết do bị bệnh phù ruột.

 

>>> Bệnh PED trên heo gây mỏng thành ruột

 

Tuy nhiên, một số ca tử vong đã được mô tả là không cấp tính – có thể là một biểu hiện mãn tính của BO hoặc do PMWS (hội chứng suy nhược đa hệ thống sau cai sữa) kết hợp với sự can thiệp của vaccine PCV2 và vaccine BO. Kháng sinh Apramycin đã ngay lập tức được loại bỏ khỏi chế độ ăn của heo con, chế độ ăn có bổ sung 2 kháng sinh lincomicyn và spectynimicin tiếp tục được sử dụng cho heo trong dãy chuồng “cũ”. Heo con trong dãy chuồng “mới” vẫn giữ nguyên chế độ ăn không bổ sung kháng sinh vượt quá 12-14 ngày sau cai sữa. Oxit kẽm và acid hữu cơ vẫn còn tồn dư trong khẩu phần ăn của heo con.

 

>>> Mối liên quan giữa bệnh Circo (PVC2) và Tai xanh (PRRS)

 

Kể từ khi bắt đầu tiêm chủng vaccine cho heo con – kể cả những heo con được chủng ngừa lúc cai sữa – tỷ lệ tử vong trung bình giảm xuống còn 1% và các biểu hiện lâm sàng của BO gần như là biến mất.

 

Thảo luận.

Một số câu hỏi đã được nêu ra như là kết quả cho trường hợp này như sau:

 

1. Tại sao BO lại xuất hiện trở lại với mức độ ngày càng nặng kể từ năm 2015? Nguyên nhân ở đây là gì?

 

2. Tại sao bệnh chỉ xuất hiện ở một phía của trại (các dãy chuồng A) mà không phải là trong các dãy chuồng heo giống bố mẹ? Điều này vẫn còn là một bí ẩn.

 

3. Tại sao bệnh ảnh hưởng đến heo con ở độ tuổi muộn hơn so với các trường hợp lịch sử trước đó? Điều này có thể là do:

a. Ngày xưa, những năm 1960 của thập niên 70, tuổi cai sữa của heo con muộn hơn bây giờ. Heo vẫn chết lúc 6-7 tuần tuổi.

b. Do ảnh hưởng của các chất phụ gia như kẽm oxit hay axit hữu cơ, bệnh chỉ xảy ra sau khi ngừng sử dụng các chất phụ gia đó. Kinh nghiệm thực tế cho thấy chăn nuôi nếu muốn kiểm soát được BO thì cần mở rộng độ tuổi được sử dụng kẽm oxit hay axit hữu cơ trong thức ăn. Tuy nhiên trong trường hợp thực tế này cho thấy bệnh có thể giảm đi nhưng có thể sẽ bùng lên sau đó.

 

4. Tại sao điều trị bằng Apramycin lại làm tăng mức độ nguy hiểm của bệnh? Được biết, khi một số chủng E.coli có phản ứng với sự rối loạn trật tự các nucleotit của chính nó hoặc khi chúng bị áp lực oxy hóa từ các thực khuẩn thể (là một thể ăn vi khuẩn) thì chúng sẽ có xu hướng sản xuất độc tố. Vì kiểm tra độ nhạy của kháng sinh Apramycin thì thấy nó vẫn có tác dụng với vi khuẩn E.coli nên trong trường hợp này chúng ta chỉ có thể phỏng đoán là vi khuẩn đã sản sinh ra độc tố làm bệnh bị trở lại nặng hơn.

 

5. Nhiều trường hợp các kháng sinh thuộc nhóm aminoglycosid tương tự khác cũng được báo cáo giống như Apramycin.

 

Kết luận.

BO là một bệnh thần kinh trên heo con cai sữa mà thông thường người ta hay nhầm lẫn với bệnh viêm màng não. Rất khó để điều trị BO khi nó đã xảy ra, thực tế cũng chứng minh sự khó khăn khi muốn kiểm soát BO bằng kháng sinh như thế nào. Chủng ngừa BO bằng vacicne độc tố là giải pháp hiệu quả và tiết kiệm nhất hiện nay.

 

Tiến Dũng biên dịch.
(theo pig333).       

  • Hãy là người đầu tiên bình luận về bài viết này
Bình luận như khách
Hoặc đăng nhập để bình luận
0 / 3000 Giới hạn ký tự
Chuỗi của bạn nên trong khoảng 10-3000 ký tự
Lưu ý: Bình luận của bạn sẽ phải đợi kiểm duyệt trước khi hiển thị.
Điều khoản & Quy định.

 

LIÊN HỆ

VietDVM - Trang thông tin và kiến thức
chăn nuôi thú y uy tín và lớn nhất Việt Nam

Hotline: 0934-671-388  |  Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

  Bạn đang sử dụng VietDVM v3.6
© Bản quyền thuộc về VietDVM™
Ω Vận hành và khai thác bởi công ty CP Ứng dụng & Truyền thông X7PLUS® JSC
Giấy phép số 391/GP-BTTT cấp bởi Bộ Thông tin và truyền thông.
® Website VietDVM.com đã đăng ký Luật bản quyền quốc tế.    DMCA.com Protection Status

 

 

 

  • VietDVM - Trang thông tin và kiến thức Chăn nuôi Thú y uy tín và lớn nhất Việt Nam

    © Bản quyền 2014 - 2020 thuộc về VietDVM™. ¶ Bạn đang sử dụng VietDVM™ v3.6

    ∩ Giấy phép số 391/GP-BTTT cấp bởi Bộ Thông tin và truyền thông.

    ® Website VietDVM.com đã đăng ký Luật bản quyền quốc tế.

    Ω Vận hành và khai thác bởi Công ty CP Ứng dụng và Truyền thông X7PLUS - X7PLUS® JSC

    VPGD: Tầng 8, tòa nhà Hanoi Creative City, Số 1 Lương Yên, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.

    Email: X7PLUS.jsc@gmail.com | Website: www.X7PLUS.com

  • Liên hệ nội dung & kết nối VietDVM:

    Facebook: @congdongVietDVM | Twitter: VietDVM | Likedin: /in/VietDVM

    Hotline: 0934-671-388 | Email: vietdvm@gmail.com

     

    Liên hệ quảng cáo & hợp tác:

    Tel: 0246-2949-951 | 0934-671-388 | vietdvm@gmail.com

  • logo X7PLUS DMCA.com Protection Status