Thông tin được các chuyên gia ở châu Âu nghiên cứu, phân tích tại một trang mới được thành lập nằm ở phía nam của Hà Lan với quy mô 900 heo nái, heo con đẻ ra được nuôi thịt tới khi xuất chuồng. Trại dương tính với bệnh Circo (PVC2). Trại tự cung cấp heo hậu bị bằng một đàn giống ông bà.
Trại đã được phòng E.coli từ khi sơ sinh, vaccine Parvovirrus và vaccine phòng bệnh đóng dấu.
»› Lịch vacxin heo thịt hiệu quả
Đối với bệnh tai xanh - PRRS
Kiểm tra huyết thanh học cho thấy đàn heo âm tính với PRRS trong 7 tháng trước đó. Thời gian gần đây heo nái phối không đậu giảm từ 89,3% xuống còn 62% và heo con sơ sinh chết non tăng từ 2,8% lên 6,4% (Biểu đồ 1). Sau đó tiến hành kiểm tra Elisa với bệnh PRRS đã cho kết quản dương tính với chủng Châu Âu.
PMWS - hội chứng còi cọc ở heo sau cai sữa
Sau khi heo nái xuất hiện các vấn đề về sinh sản 1 tháng, thì heo con giai đoạn 6-8 tuần tuổi bắt đầu có triệu chứng rối loạn hô hấp và tiêu hóa cấp mà sử dụng kháng sinh điều trị không hiệu quả. Sau khi xuất hiện triệu chứng này một tháng thì tỉ lệ chết tăng từ 1,8% lên đến 4,5%. Đồng thời tỉ lệ heo còi cọc giai đoạn này cũng tăng từ 4% lên đến 7,9% (biểu đồ 2).
Sau khi kiểm tra mổ khám 4 con heo khoảng 8 tuần tuổi cho kết quả:
- Các hạch sưng to, gan sưng to, thận sưng và màu nhợt nhạt.
- Các thí nghiệm cho thấy: giảm các tế bào lympho, các đại thực bào xuất hiện ở hầu hết các mô.
- Kết quả thí nghiệm ISH với đầu dò là virus PVC2 cho thấy PCV2 có mặt ở nhiều bộ phận trong đó có những vị trí thể hiện bệnh tích.
→ sau khi kết hợp các dữ liệu cho thấy heo nhiễm hội chứng còi cọc sau cai sữa - PMWS.
Các biện pháp kiểm soát bệnh PRRS và hội chứng PMWS ở trang trại
Đối với bệnhPRRS
Sau khi xuất hiện PRRS trên đàn nái → đóng cửa trại ông bà trong 3 tháng để kiểm soát sự lưu hành PRRS trong trại.
Sau đó thay thế những nái dương tính với PRRS. Nái hậu bị được cách ly 3 - 4 tháng trước khi nhập đàn và khai thác.
Xem thêm:
«»› Giải pháp quản lý PRRS bằng hệ thống thông gió
«»› Kiểm soát PRRS tại Việt Nam bằng cách duy trì trại dương tính ổn định
Sau khi chẩn đoán trại mắc PMWS đã áp dụng các biện pháp.
1. Cải thiện điều kiện môi trường (kiểm soát nguồn nước, không khí và nhiệt độ).
2. Cải thiện khẩu phần của heo nái, heo con và heo cai sữa bằng cách tăng Vitamin E.
3. Hạn chế ghép đàn.
4. Khử trùng khu vực đẻ sau khi đẻ 2 ngày.
5. Kéo dài thời gian heo con theo mẹ (từ cai sữa 21 ngày tăng lên 26 ngày).
6. Áp dụng phương pháp cùng vào, cùng ra ở heo sau cai sữa, heo thịt để có thể áp dụng các phương pháp an toàn sinh học triệt để.
7. Tách heo mẹ dương tính với bệnh và tiến hành loại thải.
8. Nhân viên không di chuyển tự do trong trại, cần thực hiện các biện pháp an toàn sinh học nghiêm ngặt (cung đường di chuyển, quần áo và dụng cụ lao động được làm riêng biệt cho mỗi chuồng)
Kết quả khi thực hiện các biện pháp trên với PRRS
Sau 8 tháng áp dụng thì đàn heo dần trở lại bình thường tuy nhiên sau khi áp dụng đóng cửa trại tỷ lệ sảy thai tăng liên tiếp trong 4 tháng sau đó giảm xuống. Đỉnh điểm có lúc lên tới 10,5% ở tháng thứ 2 sau khi dịch bệnh bùng phát (biểu đồ 1), tỷ lệ phối không đậu hoặc sảy thai giảm từ 90% xuống còn 50% trong 3 tháng sau đó.
Bốn tháng sau khi tác động tỷ lệ sảy thai đã về mức chấp nhận được 3,2%.
Sau 8 tháng tỷ lệ phối thành công đã đạt 81,5% và tiếp tục tăng ở những tháng tiếp theo.
»› Mẹo nhỏ: thụ tinh nhân tạo cho heo không cần dùng tay [Video]
»› Mẹo duy trì trạng thái hưng phấn trong thụ tinh nhân tạo cho heo
Tỷ lệ chết ở heo con cao nhất 8,2% ở tháng thứ 2 sau khi bùng phát dịch và duy trì ở mức cao trong 7 tháng từ khi dịch bệnh bùng phát. Tỷ lệ chết trước khi cai sữa cũng tăng đỉnh điểm vào tháng thứ 2 sau khi bùng phát dịch lên tới 13,1 % và được kiểm soát sau đó 3 tháng.
Tác động của các biện pháp kiểm soát PMWS
Những tác động đối với hội chứng PMWS khá chậm, sau 3-6 tháng từ khi dịch PRRS bùng phát tỷ lệ chết trước khi cai sữa tăng từ 8,2% lên tới 20% sau đó giảm xuống. Tỷ lệ heo còi cọc cũng lên tới 20% tuy nhiên sau 4 tháng áp dụng tỷ lệ còi cọc đã giảm đáng kể và dẫn được kiểm soát.
Ở trại heo thịt; PMWS chủ yếu ở heo 16 tuần tuổi. Tỷ lệ chết tăng từ 3,1% trước khi dịch PRRS nổ ra lên 8,2% sau khi dịch nổ ra 4 tháng.
Trước khi dịch nổ ra tỷ lệ heo thịt phát triển kém chỉ chiếm 2,5% nhưng sau khi dịch bùng phát 4 tháng tỷ lệ này đã lên tới 9,2%. Hiệu xuất chăn nuôi heo thịt đã giảm trong 10 tháng sau khi dịch bùng phát, sau đó đã tăng trở lại.
Kết quản giảm sát sự lưu thông của PRRS và PCV2 trong trại qua kiểm tra huyết thanh
Phân tích lẫy mẫu 1 tháng sau khi dịch bùng phát PRRS chỉ xuất hiện ở heo trước khi cai sữa. Sau đó 5 tháng thấy sự chuyển hóa thời điểm nhiễm chỉ giao động quanh thời gian cai sữa. Sau 9 tháng kháng thể được phát hiện ở heo con theo mẹ, như vậy PRRS được kiểm soát và loại ra khỏi đang heo con.
Tuy nhiên vẫn tìm thấy PRRS trên đàn heo thịt và chúng thường tồn tại trên đàn heo này.
PVC2 không có sự thay đổi ở 3 mốc thời gian 1 tháng, 5 tháng và 10 tháng khi dịch PMWS nổ ra. Tại tất cả các lần kiểm tra kháng thể chông lại PVC2 được tìm thấy ở heo con sớm nhất là lúc 7 tuần tuổi. Trong tháng đầu dịch xảy ra chỉ có 27% heo con có kháng thể nhưng sau 10 tháng gần như 100% heo con đã có kháng thể.
»› Tổng hợp các kiến thức về bệnh tai xanh bạn cần biết
Kết luận:
Đối với chuống heo khép kín, tự cung cấp nái hậu bị, heo con đẻ ra nuôi tất tới khi xuất chuồng để kiểm soát PRRS cần 8 tháng để đưa trại từ khi dịch PRRS bùng phát về bình thường.
Những con hậu bị có kháng thể PRRS âm tính (40-50kg) được nhốt ở khu nuôi thịt. Theo dõi sơ đồ huyết thanh học định kỳ cho thấy hiệu quả của việc thích nghi như sau: sau 1 tháng có khoảng 30% hậu bị có kháng thể PPRS dương tính và sau 3 tháng thì tỉ lệ này lên đến 100%. Vì vậy, quá trình thích nghi cho hậu bị phải kéo dài 4 tháng, để loại bỏ hoàn toàn PRRS trước khi phối. Sau khi có triệu chứng đầu tiên của dịch tai xanh 10 tháng thì sự lưu hành của virus PRRS được loại bỏ ở heo cai sữa, chủ yếu chỉ phát hiện ở heo nuôi thịt.
Tóm lại: Khi bùng phát Hội chứng còi cọc PMWS ở heo con sau cai sữa thì nguyên nhân có thể chỉ là bệnh kế phát của bệnh tai xanh (PRRS) và do kháng thể phòng bệnh Circo (PCV2) mà mẹ truyền cho heo con ở mức thấp. Việc loại bỏ PRRS từ đàn nái, sau đó là PRRS ở đàn heo cai sữa thì sẽ kiểm soát được Hôi chứng còi cọc sau cai sữa.
VietDVM team biên dịch
Theo pig333