Thời gian gần đây rộ lên thông tin rất nhiều doanh nghiệp, cá nhân bị xử phạt do có liên quan đến sản xuất, mua bán, sử dụng chất cấm trong chăn nuôi. Đối với các doanh nghiệp, tổ chức mua bán và sản xuất chất cấm, họ ý thức và biết rất rõ mình đang làm gì.
Ngày càng có nhiều tổ chức, cá nhân sử dụng chất cấm trong chăn nuôi (ảnh internet).
Nhưng với người chăn nuôi thì hầu như rất mơ hồ. Nhiều trường hợp người chăn nuôi có dùng nhưng lại không biết hóa chất đó thuộc danh mục cấm sử dụng. Ngược lại có những loại hóa chất nếu dùng với hàm lượng hợp lý thì lại có tác dụng kích thích tăng trưởng một cách an toàn nhưng người chăn nuôi do không hiểu biết đầy đủ lại nghĩ rằng nó là chất cấm.
Nhiều trường hợp người chăn nuôi có dùng nhưng lại không biết hóa chất đó thuộc danh mục cấm sử dụng (ảnh minh họa).
Bài viết này của chúng tôi với mục tiêu trả lời các câu hỏi như:
- Chất cấm, chất tạo nạc là gì?
- Có tất cả bao nhiêu loại chất cấm, chất tạo nạc?
- Có phải loại chất tạo nạc nào cũng bị cấm?
- Tác hại của chất tạo nạc lên cơ thể heo và con người?
Hy vọng có thể đóng góp 1 phần nhỏ bé giúp quý độc giả, những người chăn nuôi cho đến các cán bộ thú y có thêm những thông tin để hoàn thiện hiểu biết của mình về chất cấm, từ đó có thể chủ động hơn trong thực tế chăn nuôi, cũng như khi tư vấn cho người chăn nuôi.
Chất cấm, chất tạo nạc trong chăn nuôi là gì?
Chất cấm là toàn bộ các hóa chất, kháng sinh, chất hóa học dùng trong chăn nuôi mà gián tiếp gây nguy hiểm cho sức khỏe con người và được luật pháp nghiêm cấm sử dụng, buôn bán, sản xuất.
Loại chất cấm được sử dụng nhiều nhất hiện nay vẫn là các chất kích thích tăng trọng hay còn gọi là “chất tạo nạc” - là một hợp chất hóa học thuộc họ β- agonist được xếp vào loại chất độc cấm sử dụng trong chăn nuôi trên toàn thế giới.
Họ β-agonist là các hợp chất tổng hợp phenethanolamine có tác dụng cơ bản là làm giãn cơ trơn phổi, phế quản.
Tác dụng làm giãn phế quản của các hợp chất β-agonist
Chúng còn có tác dụng làm tăng hàm lượng protein, kích thích tăng trưởng nhờ quá trình chuyển hóa hàm lượng mỡ tích tụ thành các mô cơ ở vật nuôi. Tuy nhiên chúng lại gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người khi tiêu thụ những thức ăn có nguồn gốc từ động vật bị nhiễm các chất này.
Có tất cả bao nhiêu loại chất cấm, chất tạo nạc?
Chất cấm.
Đến thời điểm hiện tại, theo quy định của luật pháp Việt Nam thì có tất cả 22 loại chất cấm không được sử dụng trong chăn nuôi như bảng dưới đây.
Trong 22 chất đó, được sử dụng nhiều nhất là các chất tạo nạc như Salbutamol, Clenbuterol và Ractopamine.
Chất tạo nạc.
Có tất cả 30 chất tạo nạc thuộc họ β-agonist được sử dụng như là một tác nhân dùng để trị các bệnh về hô hấp trong y học (với liều nhỏ hơn 60mcg mỗi ngày) và được chia làm 2 nhóm như sau:
- Nhóm β1-agonist: gồm các chất có tác dụng kích thích tim, được dùng để điều trị sốc tim, suy tim cấp tính như Dobutamine, Isoproterenol, Xamoterol, Epinephrine….
- Nhóm β2-agonist: Gồm các chất làm giãn cơ, được dùng để điều trị hen suyễn, bệnh phổi mãn tính: Salbutamol (Albuterol), Clenbuterol, Ractopamine, Epinephrine (thúc chín tố), Fenoterol, Formoterol, Isoproterenol (β1 and β2), Metaproterenol, Salmeterol, Terbutaline, Clenbuterol, Isoetarine, pirbuterol,procaterol, ritodrine, epinephrine.
Sản phẩm KN-Samurai chứa chất cấm được cơ quan chức năng phát hiện ở công ty Khoa Nguyên (ảnh PL TP.HCM).
>>> Giá lợn hơi tăng
>>> Quản lý dịch bệnh trong giai đoạn úm heo
>>> Bệnh viêm da tiết dịch do Staphylococcus hyicus
Có phải loại chất tạo nạc nào cũng bị cấm?
Trong số 30 loại chất tạo nạc trên không phải loại chất tạo nạc nào cũng bị cấm, cũng độc hại.
Bởi vì bản thân chất tạo nạc nếu dùng với liều lượng nhỏ thích hợp thì có tác dụng điều trị bệnh trong nhân y, không gây hại cho con người và vật nuôi.
Nhưng do người chăn nuôi quá ham lợi nhuận dẫn đến lạm dụng, dùng các chất hóa học trên để kích thích vật nuôi (chủ yếu là heo, gà) tăng trọng lượng nhanh chóng trong 1 khoảng thời gian quá ngắn, làm cho hàm lượng các hóa chất này tồn dư trong cơ thể vật nuôi quá cao → khi con người ăn thịt từ những vật nuôi đó → các hóa chất tạo nạc đó sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng con người.
Có những loại hóa chất nếu dùng với hàm lượng, thời gian hợp lý thì lại có tác dụng kích thích tăng trưởng một cách an toàn (ảnh minh họa).
Vậy tại sao trong 30 chất tạo nạc, chỉ có 1 số chất bị cấm? Những chất còn lại sở dĩ không bị cấm là do mức độ nguy hiểm có nhưng không nhiều, không rõ rệt, không quá nguy hiểm như 1 số chất tạo nạc bị cấm.
Thậm chí, nếu sử dụng hợp lý (liều lượng nhỏ trong thời gian dài), các chất đó còn có thể vừa giúp heo tăng trọng tốt mà lại không gây hại cho heo cũng như con người.
Trong thực tế sản xuất cũng đã có 1 số công ty sản xuất các mặt hàng giúp heo tăng trọng lượng từ những chất tạo nạc thuộc nhóm β-agonist nhưng không bị cấm.
>>> Mẹo nhỏ: thụ tinh nhân tạo cho heo không cần dùng tay [Video]
>>> Chăm sóc heo con từ khi sinh đến khi cai sữa (P1)
Tác hại của chất tạo nạc lên cơ thể heo và con người?
Tác động của chất tạo nạc lên heo.
Hiện có 3 chất tạo nạc đang được sử dụng nhiều trên thị trường là Salbutamol, Ractopamin và Clenbuterol. Trong đó, Salbutamol la chất được sử dụng nhiều nhất tại Việt Nam vì dù nghành nông nghiệp đã cấm nhưng ngành y tế vẫn sử dụng để điều trị hen suyễn nên rất khó cho công tác quản lý và giám sát.
Trên động vật, khi được cho ăn với 1 lượng lớn (1.000-6.000mg) mỗi ngày, nhóm chất này kích thích tuyến thượng thận sản sinh corticoid (làm béo) và làm chuyển hóa nhanh các mô mỡ để tăng khối lượng nạc, các sợi cơ phình ra làm tăng tỷ lệ thịt mông, đùi, làm cho da bóng mượt.
Những con heo sau khi ăn chất tạo nạc bị cấm chỉ có nằm hoặc ngồi.
Heo sau khi ăn chất cấm, mỗi ngày có thể tăng 1,5 – 2 kg trọng lượng cơ thể.
Tác động cụ thể của hóa chất lên heo:
- Sang ngày thứ 2: heo bắt đầu nở mông vai, tạo ra những thớ thịt săn chắc.
- Ngày thứ 3: heo ít di chuyển thường nằm ngủ li bì.
- Ngày thứ 10: heo bắt đầu ăn đâu nằm đấy và kèm theo hiện tượng chân đứng không vững.
- Ngày thứ 15: siêu tạo nạc, tích nước, trọng lượng mỗi ngày tăng 1,5 – 2 kg/ngày, xương giòn và nguy cơ gãy chân rất cao.
- Quá 15 ngày: khắp người heo bắt đầu xuất hiện những vết lở rỉ nước.
>>> Hội thảo "Tác động của TPP đối với nông nghiệp và lao động Việt Nam"
>>> Bắt quả tang doanh nghiệp trộn "chất cấm" vàng ô vào thức ăn chăn nuôi
Tác động gián tiếp của chất tạo nạc lên con người.
Với Salbutamol: Khi ăn thịt heo có Salbutamol cũng giống như uống thuốc này. Lượng Salbutamol còn tồn dư trong thịt bao nhiêu sẽ được cơ thể người hấp thu bấy nhiêu. Sau đó, Salbutamol được đào thải dần qua nước tiểu nhưng chúng vẫn được tích lũy lâu trong gan, thận, mỡ, vòng mạc và không bị phân hủy ở nhiệt độ cao. Cũng chính vì thế mà các trường hợp ngộ độc được báo cáo thường do ăn nội tạng động vật.
Clenbuterol: Việc ăn phải thịt heo chứa chất Clenbuterol về lâu dài có thể gây biến chứng ung thư, ngộ độc cấp, run cơ, đau tim, tim đập nhanh, tăng huyết áp, choáng váng… Clenbuterol cũng gây tổn hại cho hệ thần kinh, hệ tuần hoàn, thậm chí gây chết người.
Việc ăn phải thịt heo chứa chất Clenbuterol về lâu dài có thể gây biến chứng ung thư (ảnh minh họa)
Nếu người tiêu dùng ăn thịt heo có tồn dư hai chất nói trên thì lâu dần sẽ có nguy cơ bị ảnh hưởng xấu lên tim mạch, làm cho tim đập nhanh, tăng huyết áp, run cơ, rối loạn tiêu hóa, ung thư… và có thể là nguy cơ cho những căn bệnh khác.
Như vậy, khi nói đến chất tạo nạc chúng ta không nên mặc định trong đầu cứ chất tạo nạc nào cũng độc hại nữa. Thậm chí nếu tìm hiểu sâu hơn chúng ta sẽ thấy trên thị trường hiện nay có những sản phẩm chất tạo nạc được phép lưu hành và cho hiệu quả khá tốt.
Vietdvm team