Trung Quốc tạm dừng nhập khẩu thịt heo của Mỹ

| Ngày19/08/2014

Vào thứ tư ngày 14 tháng 08 vừa qua, bộ Nông nghiệp Mỹ cho biết.  Trung Quốc đã ban hành lệnh cấm nhập khẩu thịt heo từ sáu nhà máy chế biến và sáu cơ sở đông lạnh của Mỹ có sử dụng các chất phụ gia thức ăn chăn nuôi nhằm thúc đẩy tăng trưởng.

 

thit-heo-ngon2

 

 

Trung Quốc hiện đang yêu cầu xác minh của bên thứ ba về việc  một lô thịt heo của Mỹ nhập lậu vào nước này có chứa chất phụ gia Ractopamine, chất này đang được bán để sử dụng trong trang trại lợn dưới tên Paylean.

 

Các nhà máy đóng gói thịt heo hiện không đủ điều kiện để xuất khẩu sang Trung Quốc bao gồm các nhà máy "Tyson Foods" ở Perry và "Storm Lake, Iowa", cùng với cơ sở của công ty ở Logansport, Indiana.

 

Một loạt các xưởng gia công khác cũng được liệt kê trong danh sách cấm bao gồm "Hormel Foods Corp" tại Fremont, Bang Nebraska; "Triumph Foods" ở St Joseph, Missouri; "Quality Pork Processors, Inc" ở Austin, Minnesota.

Đại diện của các công ty trên (Tyson, Hormel và Triumph) đến nay vẫn chưa có câu trả lời nào trước các thắc mắc của công chúng.

 

Trong năm 2013, thịt heo của Mỹ xuất khẩu sang Trung Quốc đạt 312.138 tấn, trị giá 645.300.000 USD, theo bản đồ thương mại toàn cầu. Xuất khẩu thịt heo tổng thể trên toàn thế giới năm ngoái đạt 7,5 triệu tấn, trị giá 20,400 triệu USD.

 

"Đến nay, Trung Quốc vẫn là nước sản xuất và tiêu thụ thịt heo lớn nhất thế giới. Vì vậy, việc Trung Quốc tạm dừng nhập khẩu thịt heo từ 1 số nhà máy của Mỹ không thể tạo nên một biến động cụ thể nào cho ngành chăn nuôi nước này, chẳng hạn như việc 1 nhà máy chế biến ở Mỹ đóng cửa không ảnh hưởng gì tới việc xuất khẩu thịt heo của Mỹ sang  thị trường Trung Quốc". Phát ngôn viên Liên đoàn xuất khẩu thịt heo của  Mỹ, ông  Joe Schuele nói.

 

Theo Dan Vaught, chuyên gia kinh tế và tư vấn dịch vụ cho rằng, trong khi sức mua từ phía Trung Quốc đang giảm xuống đồng thời không có bất kỳ sự hỗ trợ về giá nào cho thị trường Mỹ,  thì khi đó chính thị trường trong nước và các đối tác khác lại có ảnh hưởng đáng kể đến sức tiêu thụ thịt lợn của Mỹ.

 

"Đây là một vấn đề thường xuyên diễn ra và nó không có khả năng tạo ra 1 tác động to lớn nào đến sức mua của thị trường trong nước" ông nói thêm. Ngoài ra, sức mua của bốn khách hàng lớn của Mỹ cũng liên tục tăng mạnh là Nhật Bản, Hàn Quốc, Canada và Mexico.

 

Hoa đá  tổng hợp

 

  • Hãy là người đầu tiên bình luận về bài viết này
Bình luận như khách
Hoặc đăng nhập để bình luận
0 / 3000 Giới hạn ký tự
Chuỗi của bạn nên trong khoảng 10-3000 ký tự
Lưu ý: Bình luận của bạn sẽ phải đợi kiểm duyệt trước khi hiển thị.
Điều khoản & Quy định.

 

LIÊN HỆ

VietDVM - Trang thông tin và kiến thức
chăn nuôi thú y uy tín và lớn nhất Việt Nam

Hotline: 0934-671-388  |  Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

  Bạn đang sử dụng VietDVM v3.6
© Bản quyền thuộc về VietDVM™
Ω Vận hành và khai thác bởi công ty CP Ứng dụng & Truyền thông X7PLUS® JSC
Giấy phép số 391/GP-BTTT cấp bởi Bộ Thông tin và truyền thông.
® Website VietDVM.com đã đăng ký Luật bản quyền quốc tế.    DMCA.com Protection Status

 

 

 

  • VietDVM - Trang thông tin và kiến thức Chăn nuôi Thú y uy tín và lớn nhất Việt Nam

    © Bản quyền 2014 - 2020 thuộc về VietDVM™. ¶ Bạn đang sử dụng VietDVM™ v3.6

    ∩ Giấy phép số 391/GP-BTTT cấp bởi Bộ Thông tin và truyền thông.

    ® Website VietDVM.com đã đăng ký Luật bản quyền quốc tế.

    Ω Vận hành và khai thác bởi Công ty CP Ứng dụng và Truyền thông X7PLUS - X7PLUS® JSC

    VPGD: Tầng 8, tòa nhà Hanoi Creative City, Số 1 Lương Yên, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.

    Email: X7PLUS.jsc@gmail.com | Website: www.X7PLUS.com

  • Liên hệ nội dung & kết nối VietDVM:

    Facebook: @congdongVietDVM | Twitter: VietDVM | Likedin: /in/VietDVM

    Hotline: 0934-671-388 | Email: vietdvm@gmail.com

     

    Liên hệ quảng cáo & hợp tác:

    Tel: 0246-2949-951 | 0934-671-388 | vietdvm@gmail.com

  • logo X7PLUS DMCA.com Protection Status