Theo FAS-USDA (dịch vụ nông nghiệp nước ngoài của Bộ Nông Nghiệp Mỹ), năm 2017 nhập khẩu giống heo ở Trung Quốc được dự báo là sẽ chạm đến con số 20.000 đầu heo. Tăng gấp đôi so với năm 2016 (nhưng vẫn thấp hơn năm 2013). Sự tăng mạnh này của Trung Quốc chủ yếu là kết quả của sự thúc đẩy nhập khẩu heo có chất lượng cao về di truyền học.
»› Đàm phán xuất lợn hơi chính ngạch đi Trung Quốc
Nhập khẩu từ Canada chiếm khoảng 50% thị phần, tiếp theo là châu Âu và Hoa Kỳ, lần lượt là 21% và 13%. Tại các tỉnh như Tứ Xuyên, chính quyền địa phương vì muốn gia tăng sự đa dạng cho hệ gen di truyền nên đã quyết định thiết lập một khoản trợ cấp riêng cho việc nhập khẩu các đàn giống heo từ hoa kỳ.
Ngược lại, xuất khẩu thịt heo thì không đáng kể. Dự báo sau năm 2017 xuất khẩu sẽ tiếp tục giảm do giá nội địa cao. Trung Quốc chủ yếu xuất khẩu sang Hồng Kông và Ma Cao.
Củng cố và hiện đại hóa ngành chăn nuôi heo là một trong những mục tiêu trong kế hoạch 5 năm lần thứ 13 của Trung Quốc về Nông nghiệp. Bởi vậy, Trung Quốc đang cố gắng để đẩy mạnh việc cải thiện sản xuất tổng thể trong nước, thông qua nhập khẩu những đàn giống heo có chất lượng di truyền cao từ châu Âu và Hoa Kỳ. Một số tỉnh thậm chí còn trợ cấp cho các nhà chăn nuôi heo để họ nhập khẩu đàn heo giống ngoại.
Tuy nhiên, Trung Quốc cũng đang đẩy mạnh quan tâm đến sự tự cung tự cấp trong chăn nuôi. Như đã biết từ trước, Trung Quốc đang ưu tiên phát triển các nguồn lực nội tại. Để thúc đẩy công việc này, MOA (trung tâm thông tin thuộc Bộ Nông Nghiệp Trung Quốc) đã công bố Bản tin 2460, đưa ra các yêu cầu chất lượng rõ ràng đối với các chỉ tiêu di truyền của vật nuôi nhập khẩu từ giống heo, gia súc cho đến, gia cầm. Nhiều đối tác thương mại của Trung Quốc đang lo ngại rằng quy định mới này sẽ được sử dụng để hạn chế tiếp cận và bảo vệ ngành chăn nuôi “non trẻ” ở Trung Quốc trong thời gian tới.
VietDVM team