Bệnh Newcatle là một bệnh rất phổ biến và cũng được rất nhiều người chăn nuôi quan tâm, bởi bệnh có tỷ lệ chết rất cao và tỷ lệ lây lan rất nhanh, có thể lây lan trên một diện rộng. Cũng chính bởi tính chất nguy hiểm như vậy mà trong chăn nuôi, bệnh này được người chăn nuôi luôn chú trọng hàng đầu. Tuy nhiên, hiểu biết về bệnh của người chăn nuôi còn hạn chế, hoặc có một số thông tin còn nhiều tranh cãi.
Hôm nay chúng tôi xin đưa ra một số thông tin về bệnh Newcastle trên gà để mọi người cũng trao đổi, đóng góp để cùng hoàn thiện.
Bệnh Newcastle do Paramyxo virus - một ARN virus, gây ra. Virus có vỏ bọc, trên vỏ có gai kháng nguyên HN và kháng nguyên F và có khả năng ngưng kết hồng cầu. Bệnh có 9 type huyết thanh: PMV 1- 9. Chất chứa mầm bệnh: não, phổi, cơ quan nội tạng, dịch tiết đường hô hấp, phân. Lây lan qua đường hô hấp và đường tiêu hóa.
Các thể của bệnh Newcastle trên gà
* Dòng virus newcastle độc hướng đường ruột (Thể Doyle)
- Bệnh biểu hiện cấp tính, chết ở mọi lứa tuổi. Tỷ lệ chết 100%
- Sưng mặt, phù đầu, chảy nước mắt, nước mũi.
- Co giật, liệt chân
- Tiêu chảy phân xanh, có thể vấy máu.
* Dòng virus newcastle độc hướng thần kinh
- Bệnh biểu hiện cấp tính.
- Thường gây chết tỷ lệ cao.
* Dòng virus newcastle có độc lực trung bình
- Bệnh thường gây chết ở gà nhỏ
- Tỷ lệ chết thường thấp
- Biểu hiện triệu trứng về hô hấp và thần kinh.
* Dòng virus newcastle nhẹ hướng hô hấp
- Gây bệnh nhẹ hơn, biểu hiện ở thể hô hấp
- Đại diện ở dòng này là Hitchner B1 và Lasota dùng để làm vaccine
* Dòng virus newcastle nhẹ hướng tiêu hóa
- Không biểu hiện bệnh rõ ràng
- Đại diện ở dòng này là Ulster 2C dùng để làm vaccine.
Triệu chứng của bện Newcastle
* Thể tiêu hóa
- Xuất hiện bất thình lình, sốt cao, bỏ ăn.
- Khó thở, khát nước, liệt chân. Chết sau 4 - 8 ngày.
- Phù mắt, mũi, đầu, chảy nước mắt, nước mũi.
- Tiêu chảy phân xanh, có thể vấy máu.
- Tỷ lệ chết: 100%
* Thể hô hấp - thần kinh
- Xuất hiện đột ngột
- Khó thở, ngáp gió, ho, bỏ ăn, giảm hay ngừng đẻ
- 1-2 ngày sau xuất hiện triệu chứng thần kinh
- Tỷ lệ chết ở gà lớn 50%, ở gà con lên đến 90%
* Thể Hitchner B1
- Không gây bệnh trên gà lớn
- Ở gà con gây bệnh nặng ở đường hô hấp, có thể gây chết.
Bệnh tích của bệnh Newcastle trên gà
- Tích dịch viêm ở thanh quan, khí quản
- Xung huyết, xuất huyết khí quản
- Có thể viêm ở phổi
- Túi khí viêm dày đục, tích dịch viêm và casein
- Dạ dày cơ có thể xuất huyết
- Dạ dày tuyến: xuất huyết ở đỉnh các tuyến
- Thành ruột xuất huyết đỏ đậm, kêt hợp hoại tử ở các mảng lympho, ở ngã ba van hồi manh tràng.
- Gà đẻ: nang trứng xuất huyết, mềm nhão, thoái hóa, có khi rớt trứng vào xoang bụng.
Chủng Newcastle mới - Class II genotype VIId
Trong những tháng cuối năm 2010, ở Malaysia, người ta phát hiện ra một chủng Newcastle mới: Newcastle virus Class II genotype VIId. Bệnh xảy ra trên gà thịt, gây chết khoảng 30 %, đặc biệt là giai đoạn gà 30 ngày tuổi. Trên gà đẻ, tỷ lệ đẻ giảm 30 -50%.
Bệnh xảy ra với triệu chứng đặc trưng là run đầu. Bệnh tích xuất huyết trên nhiều cơ quan nội tạng.
Chẩn đoán Bệnh Newcastle trong phòng thí nghiệm
- Phương pháp Elisa: Tuy nhiên, nhược điểm của phương pháp này là ta chỉ đánh giá được dương tính/âm tính về kháng thể trong máu của gia cầm. Phương pháp không định lượng được kháng thể có GMT (hiệu giá kháng thể trung bình) là bao nhiêu.
- Phương pháp HA - HI: cho kết quả nhanh, chính xác. Máu được lấy để kiểm tra kháng thể sau 2 tuần chủng ngừa vaccine.
+ Đối với gà nhỏ, kháng thể trong máu phải đạt: 2.5 ≤ GMT ≤ 5.5
Nếu GMT < 2.5, kháng thể trong máu không đủ bảo hộ cho gà con, nên làm lại vaccine cho gà.
Nếu GMT > 5.5, nên theo dõi thêm các triệu chứng lâm sàng để có hướng giải quyết kịp thời. Lúc này, kháng thể trong máu gia cầm, có thể là do virus trong chuồng nuôi chứ không phải do virus trong vaccine.
+ Đối với gà hậu bị và gà đẻ thì chỉ số GMT phải đạt: 7.5 ≤ GMT ≤ 9
Diễn biến kháng thể trong máu gia cầm
- Sau 4 tuần tuổi đầu tiên, ta có một lịch vaccine Newcastle khá dày cho gia cầm. Ra ngoài 4 tuần tuổi, khoảng ngày thứ 32 - 36, lượng kháng thể trong máu gia cầm giảm xuống.
- Khoảng ngày 35-36 ta chủng ngừa vaccine cho gia cầm, lượng kháng thể sẽ tăng lên đến khoảng ngày thứ 50 sẽ giảm dần.
Nếu ta tiêm vaccine nhũ dầu trong giai đoạn này, nó sẽ duy trì lượng kháng thể đến khoảng khoảng 16 tuần tuổi.
- Đến giai đoạn 16 tuần tuổi, ta chủng ngừa vaccine; nó sẽ duy trì đến giai đoạn khoảng 23-25 tuần tuổi giảm xuống. Tuy nhiên, trong giai đoạn này, ta nên chủng ngừa tiếp ở khoảng 21-22 tuần tuổi để duy trì lượng kháng thể sẽ hợp lý hơn.
- Trong giai đoạn sau, cứ 5 tuần, ta nên nhắc lại vaccine một lần.
Phòng bệnh newcastle trên gà
- Vệ sinh thú y tốt, thực hiện an toàn sinh học.
- Phòng bệnh bằng vaccine. Có thể tham khảo lịch vaccine cho trại:
+ 5 - 7 ngày bắt nhỏ từng con
+ 20 - 22 ngày nhỏ hoặc cho uống
+ 35 -40 ngày tiêm vaccine nhũ dầu
+ 16 - 18 tuần tiêm vaccine nhũ dầu
+ 21 tuần tiêm 1 mũi nhũ dầu
+ Khi vào đẻ cứ 5 tuần nhắc lại 1 lần uống.
Bạn có muốn đọc thêm?
- Bệnh Viêm phế quản truyền nhiễm (IB) trên gia cầm
VietDVM team