Cả nước đang dư thừa thịt heo, tại sao Hòa Phát, Masan vẫn 'đâm đầu' vào?

| Ngày03/05/2018

Trước làn sóng thịt nhập khẩu ngày một tăng cao, nhiều công ty trong nước bắt đầu tính đến việc quản lý toàn bộ một dây chuyền sản xuất thịt, từ “nông trại đến bán ăn”.

 

Từ đầu năm đến nay, giá heo hơi tăng mạnh sau 14 tháng suy giảm liên tục, và hiện đang giữ ở mức giá tốt, từ 38.000 – 40.000 đồng/kg. Theo các trang trại, với giá thành nuôi khoảng 32.000 – 33.000 đồng/kg, người nuôi đã bắt đầu có lãi.

 

Giá heo tăng chấm dứt giai đoạn giảm giá triền miên từ nửa sau năm 2016 đến cuối năm 2017, khi thịt heo giảm giá mạnh do dư thừa nguồn cung, buộc các trang trại phải bán tháo và chịu lỗ nặng.

 

Sự lệch pha giữa cung – cầu không phải câu chuyện mới của ngành nông nghiệp Việt Nam. Trong lĩnh vực chăn nuôi, điều này càng được thể hiện rõ.

 

Theo Ipsos Business Consulting (IBC), Việt Nam là quốc gia có thị trường chăn nuôi rất tiềm năng, nhờ vào tốc độ tăng trưởng dân số lẫn thu nhập. Năm 2013, Việt Nam tiêu thụ khoảng 3,5 triệu tấn thịt các loại và con số này dự kiến sẽ tăng khoảng 30%, lên 4,5 triệu tấn vào năm 2019. Trong đó chủ yếu là thịt heo, chiếm khoảng 65%.

 

Mặc dù vậy, theo IBC, hơn 85% thị phần ngành chăn nuôi Việt Nam hiện nằm trong các trang trại quy mô nhỏ. Đây là lý do khiến ngành này gặp rất nhiều khó khăn trong việc mở rộng sản xuất và kiểm soát giá thành, cũng như không có sự thống nhất về chất lượng đầu ra của các trang trại với nhau.

 

Riêng với thịt heo, nguồn cung luôn ở mức dư thừa. Năm 2017, IBC ước tính cả nước tiêu thụ khoảng 2.432 nghìn tấn thịt heo trong khi sản xuất ra khoảng 2.605 nghìn tấn, nghĩa là thừa hơn 170 nghìn tấn thịt. Sang năm 2018, con số dư thừa ước tính là trên 150 nghìn tấn và cán cân chỉ dịch chuyển lại kể từ năm 2019.

 

Dù sản lượng trong nước đang dư thừa, nhưng có một nghịch lý là lượng thịt heo nhập khẩu vào Việt Nam vẫn tăng đều qua từng năm. Theo Tổng cục thống kê, nếu trong giai đoạn từ năm 2010 trở về trước, thịt heo nhập khẩu chỉ chiếm tỷ trọng rất nhỏ, dưới 0,1% trong tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam thì vài năm trở lại đây, con số này đã tăng lên nhanh chóng. Năm 2016, nước ta nhập 40.872 tấn thịt heo, tăng tỷ trọng thịt heo nhập khẩu trong nguồn cung thịt heo tại Việt Nam lên 1,06%.

 

Nhập khẩu tăng mạnh do tác động từ Hiệp định Thương mại Tự do EU – Việt Nam (EVFTA) và Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) bắt đầu có hiệu lực từ năm 2016, qua đó giảm thuế nhập khẩu thịt. Điều này có thể thấy rõ khi cơ cấu nhập khẩu thịt của Việt Nam giai đoạn trước năm 2010 chủ yếu là nhập khẩu từ Mỹ thì tới nay đã có sự xuất hiện của hàng loạt quốc gia châu Âu như Ý, Ireland, Đan Mạch, Hà Lan, Đức.

Tổng nguồn cung ngành chăn nuôi lợn Việt Nam năm 2013 – 2016 (triệu con)
Tổng nguồn cung ngành chăn nuôi lợn Việt Nam năm 2013 – 2016 (triệu con)

Tất nhiên, dù thuế nhập khẩu có giảm mạnh, giá thịt heo nhập vẫn không thể rẻ hơn giá thịt heo trong nước, vốn lao dốc liên tục trong cơn khủng hoảng thừa 2 năm qua. Việc nhu cầu thịt heo nhập tăng lên trong các năm qua, bên cạnh yếu tố giá, còn phản ánh nhu cầu mới của người tiêu dùng Việt.

 

Thay vì mua thịt heo giá rẻ như cho, người tiêu dùng Việt đang quan tâm hơn tới những sản phẩm thịt có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.

 

‘Ông lớn’ vào cuộc

Theo báo cáo của IBC, thịt heo chăn nuôi trong các trang trại khép kín năm 2016 ước chỉ chiếm 14% tổng đàn heo thịt cả nước. Nếu tính cả nguồn thịt heo từ các công ty tư nhân lớn thì tỉ trọng này mới 20%. Còn lại 80% nguồn thịt heo của Việt Nam đến từ các trại chăn nuôi nhỏ lẻ. Trong tương lai, tỷ trọng này sẽ dần được điều chỉnh, với tỷ lệ thịt heo từ các doanh nghiệp lớn sẽ ngày càng gia tăng.

 

Hiện nay, các nhà cung cấp thịt heo có nguồn gốc xuất xứ trong nước mới chỉ có vài cái tên lớn tham gia như tập đoàn C.P (Thái Lan), Vissan. Trước làn sóng thịt nhập khẩu ngày một tăng cao, nhiều công ty trong nước bắt đầu tính đến việc quản lý toàn bộ một dây chuyền sản xuất thịt, từ “nông trại đến bàn ăn”.

 

Đầu tháng 2/2018, Masan Nutri-Science (MNS), một nhánh của tập đoàn Masan đã tổ chức lễ động thổ, khởi công Dự án Tổ hợp chế biến thịt tại Khu công nghiệp Đồng Văn IV, tỉnh Hà Nam. Dự án với tổng vốn đầu tư hơn 1.000 tỷ đồng có công suất chế biến khoảng 1,4 triệu con heo/năm, tương đương 140.000 tấn/năm.

 

Được chuyển giao công nghệ từ Đan Mạch, MNS sẽ đưa ra thị trường sản phẩm thịt mát. Thịt heo mát được lưu trữ và phân phối trong hệ thống kho lạnh từ 0 – 4 độ C để duy trì độ tươi ngon, có hạn sử dụng trong 5 ngày. Sản phẩm này dự kiến sẽ có mặt trên thị trường vào cuối năm 2018.

 

Con số 140.000 tấn thịt heo/ năm, chỉ tương đương khoảng 5% tổng nguồn thịt heo cung ra thị trường Việt Nam trong năm nay. Mặc dù vậy, trong một thị trường vốn đã dư thừa cả trăm nghìn tấn như hiện nay, việc MNS quyết đưa sản phẩm ra thị trường có thể là một ván bài rủi ro. Bản thân MNS nhận thức rất rõ vấn đề này bởi trước khi tham gia vào lĩnh vực cung cấp thịt heo, đơn vị này đã là một trong những nguồn cung cấp sản phẩm cám heo lớn với hai thương hiệu thức ăn chăn nuôi là Anco và Proconco. Khi thị trường thịt heo trong nước khủng hoảng, MNS cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

 

Mặc dù vậy, ban lãnh đạo của MNS vẫn quyết định ra mắt sản phẩm thịt heo sạch và đặt cược vào nhóm người tiêu dùng đang ngày càng quan tâm tới vấn đề an toàn thực phẩm. Ra mắt sản phẩm thịt cũng là bước đi cuối trong mô hình 3F – từ nông trại tới bàn ăn của tập đoàn Masan.

 

Hiện, MNS đang sở hữu trại chăn nuôi heo công nghệ cao tại Nghệ An với tổng 250.000 heo thịt/năm. Trong năm nay, công ty cũng sẽ mở rộng mô hình chăn nuôi và chế biến thịt heo mát tại huyện Bình Lục và các cùng phụ cận thuộc tỉnh Hà Nam. Những bước đi cho thấy MNS có tham vọng kiểm soát nguồn cung thịt heo trên thị trường trong tương lai.

Trước khi tham gia vào lĩnh vực cung cấp thịt heo, Masan đã sở hữu hai thương hiệu thức ăn chăn nuôi là Anco và Proconco
Trước khi tham gia vào lĩnh vực cung cấp thịt heo, Masan đã sở hữu hai thương hiệu thức ăn chăn nuôi là Anco và Proconco

Tập đoàn Hòa Phát (HPG), cũng đang chuẩn bị cho ra mắt lứa heo 3 máu thương phẩm ra thị trường vào quý 2. Tương tự MNS, Hòa Phát bắt đầu tham gia vào lĩnh vực nông nghiệp thông qua mảng thức ăn chăn nuôi. Bước đi tiếp theo của HPG là nhập 1.800 con heo giống cụ kỳ từ Đan Mạch về để lai tạo.

 

Từ năm 2016, công ty chăn nuôi Phước Hòa, công ty con của tập đoàn Hòa Phát, đã triển khai dự án trại nuôi heo lớn tại địa phận xã Minh Đức, Bình Phước. Hồi giữa năm ngoái, đơn vị này đã tung sản phẩm thịt heo 2 máu (heo lai tạo giữa hai giống heo thuần chủng) ra thị trường. Lứa heo 3 máu thương phẩm đầu tiên dự kiến sẽ được tung ra ở thị trường miền Nam vào quý 2/2018. Tới năm 2021, công ty đặt sản lượng dự kiến khoảng 450.000 đầu heo thương phẩm mỗi năm.

 

Hiện tại, doanh thu từ mảng nông nghiệp (chủ yếu là thức ăn chăn nuôi), mới chỉ chiếm 6% trong cơ câu doanh thu của tập đoàn. Tuy nhiên, chia sẻ với cổ đông, ông Trần Đình Long, chủ tịch HPG cho biết, tập đoàn vẫn sẽ đảm bảo lộ trình xây dựng nông nghiệp quy mô lớn và công nghệ cao, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

 

“Bức tranh tái cấu trúc ngành chăn nuôi cũng như ngành nông nghiệp tại Việt Nam đã trở nên rõ nét hơn, và những doanh nghiệp nào trường vốn, có tiềm lực tài chính mạnh sẽ giữ vững được vị thế của mình. Đó là lý do Hòa Phát vẫn tiếp tục nuôi dưỡng lĩnh vực nông nghiệp, với mục tiêu phát triển xa hơn trong tương lai”, ông Long cho biết.

 

IBC đánh giá, các doanh nghiệp nước ngoài có thể cung cấp thịt nhập khẩu giá rẻ nhờ vào lợi thế chi phí chăn nuôi thấp và quy mô lớn. Các doanh nghiệp lớn trong nước muốn trụ vững cần có một chiến lược phát triển đủ sâu, bao gồm việc liên kết với các nhà cung cấp nhỏ hơn, đồng thời 'bao trọn' cả quy trình, từ con giống, thức ăn chăn nuôi cho tới chế biến thì mới đủ sức cạnh tranh.

 

 

Tác giả: Trần Dũng
Nguồn tin: theleader

  • Hãy là người đầu tiên bình luận về bài viết này
Bình luận như khách
Hoặc đăng nhập để bình luận
0 / 3000 Giới hạn ký tự
Chuỗi của bạn nên trong khoảng 10-3000 ký tự
Lưu ý: Bình luận của bạn sẽ phải đợi kiểm duyệt trước khi hiển thị.
Điều khoản & Quy định.

 

LIÊN HỆ

VietDVM - Trang thông tin và kiến thức
chăn nuôi thú y uy tín và lớn nhất Việt Nam

Hotline: 0934-671-388  |  Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

  Bạn đang sử dụng VietDVM v3.6
© Bản quyền thuộc về VietDVM™
Ω Vận hành và khai thác bởi công ty CP Ứng dụng & Truyền thông X7PLUS® JSC
Giấy phép số 391/GP-BTTT cấp bởi Bộ Thông tin và truyền thông.
® Website VietDVM.com đã đăng ký Luật bản quyền quốc tế.    DMCA.com Protection Status

 

 

 

  • VietDVM - Trang thông tin và kiến thức Chăn nuôi Thú y uy tín và lớn nhất Việt Nam

    © Bản quyền 2014 - 2020 thuộc về VietDVM™. ¶ Bạn đang sử dụng VietDVM™ v3.6

    ∩ Giấy phép số 391/GP-BTTT cấp bởi Bộ Thông tin và truyền thông.

    ® Website VietDVM.com đã đăng ký Luật bản quyền quốc tế.

    Ω Vận hành và khai thác bởi Công ty CP Ứng dụng và Truyền thông X7PLUS - X7PLUS® JSC

    VPGD: Tầng 8, tòa nhà Hanoi Creative City, Số 1 Lương Yên, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.

    Email: X7PLUS.jsc@gmail.com | Website: www.X7PLUS.com

  • Liên hệ nội dung & kết nối VietDVM:

    Facebook: @congdongVietDVM | Twitter: VietDVM | Likedin: /in/VietDVM

    Hotline: 0934-671-388 | Email: vietdvm@gmail.com

     

    Liên hệ quảng cáo & hợp tác:

    Tel: 0246-2949-951 | 0934-671-388 | vietdvm@gmail.com

  • logo X7PLUS DMCA.com Protection Status