Giống chó Becgie Đức (GSD) là giống chó có kích thước lớn thuộc nhóm chó chăn gia súc. Là một giống rất thông minh và linh hoạt, nó được phát triển ở Đức với mục đích ban đầu là bảo vệ và chăn dắt đàn gia súc. Nó cũng là giống chó rất năng động và là sự lựa chọn tuyệt vời cho mục đích bảo vệ.
Đặc điểm cơ thể giống chó Becgie Đức
Giống chó Becgie Đức có hai lớp lông dày bao phủ giống như hai chiếc áo khoác. Lớp áo ngoài dày hơn lớp trong và hơi lượn sóng hoặc thẳng tùy thuộc từng con. Bộ lông của GSD thường có màu nâu pha đen hoặc màu đỏ pha đen, có độ dài vừa phải và rụng quannh năm. Ngoài ra, còn có một số biến dị màu sắc khác mà chúng ta thường ít gặp đó là đen tuyền, màu trắng hay màu xanh.
Cơ thể của chó Becgie Đức khá cao – trung bình khoảng từ 55,88 cm – 66.04 cm – tương ứng với chiều dài của nó. Điều đó mang lại cho GSD sức mạnh vượt trội hơn so với nhiều giống khác cũng như sự nhanh nhẹn, linh hoạt và có những sải bước thanh lịch.v
Tính cách đặc trưng của giống chó Becgie Đức (GSD)
GSD luôn có “ý thức” bảo vệ rất tốt và rất phù hợp cho công việc kiểu như trông giữ nhà cửa vì nó luôn duy trì một thái độ nghi ngờ và cách biệt với người lạ. Trong những lúc cần thiết, nó tỏ ra rất quyết đoán và có uy lực đối với những chú chó khác tuy nhiên bình thường thì chúng lại rất thân thiện với những vật nuôi khác trong nhà. GSD là một giống chó vô cùng linh hoạt, nó thể hiện rất thông minh và nghiêm túc trong các hoạt động tình báo.
Chăm sóc
GSD có thể sống ngoài trời trong điều kiện thời tiết lạnh hay khí hậu ôn đới, tuy nhiên nó cũng rất thích sống trong nhà.
Các buổi huấn luyện cũng như luyện tập thường xuyên là việc làm rất cần thiết để giữ cho tâm trí và cơ thể của GSD luôn trọng trạng thái tốt nhất.>
Lông của chó Becgie Đức rụng quanh năm nên chúng ta nên chải lông thường xuyên chó nó, tốt nhất là khoảng 1-2 lần/ tuần nhằm kích thích sự mọc lông cũng như giảm thiểu sự tích tụ lông trong nhà.
Sức khỏe.
Chó Becgie Đức có tuổi thọ trung bình từ 10 đến 12 năm. Tuy nhiên nó thường mắc một số bệnh nghiêm trọng như loạn sản khớp khuỷu tay (chi trước) hay loạn sản khớp xương hông, cũng như các vấn đề nhỏ như bệnh cơ tim, thoái hóa tủy sống, dị ứng da, xoăn dạ dày, đục thủy tinh thể, rò hậu môn.
Ngoài ra, GSD còn rất dễ nhiễm các loại nấm độc gây tử vong.
Bởi vì giống chó Becgie Đức rất nhạy với các điều kiện ngoại cảnh nên cũng như những giống chó khác, chúng cần được các bác sỹ thú y kiểm tra sức khỏe thường xuyên. Khi đó, chúng sẽ được kiểm tra đầy đủ từ khớp hông, khuỷu tay cho đến xét nghiệm máu, mắt và các xét nghiệm khác.
Lịch sử và bối cảnh ra đời giống chó Becgie Đức (GSD)
Trong nhiều năm trở lại đây, GSD đã giúp ích cho con người trong rất nhiều lĩnh vực khác nhau như: nghiệp vụ cảnh sát, bảo vệ, hướng dẫn, phát hiện ma túy, tìm kiếm cứu hộ, và đặc biệt là chăn dắt đàn gia súc.
Thuyền trưởng Max von Stephanitz, nhà lai tạo chính thức đầu tiên của GSD đã dùng nhiều con chó chăn gia súc khác nhau của người Đức lai tạo với nhau để cho ra sản phẩm là giống chó Becgie với nhiều đặc điểm nổi bật được giới thiệu sau này. Ông cũng đặc biệt nhấn mạnh rằng có nhiều loại chó chăn cừu khác nhau nhưng ông thích nhất là những loại có diện mạo giống như chó sói với phần cơ thể phía trên khỏe mạnh, đôi tai nhọn đồng nghĩa với một tâm trí sắc bén và sẵn sàng làm việc. Năm 1889, ông mua một con chó chăn cừu rất hợp với lý tưởng của mình rồi sau đó ông đổi tên cho con chó từ Hektor Linkrshein thành Horand von Garfrath và đăng ký cho nó như một con chó đầu tiên của giống chó béc giê Đức. Cùng năm đó, hiệp hội chó GSD được thành lập bởi Stephanitz và Artur Meyer nhằm cải tiến các tiêu chuẩn cho giống GSD.
Đã có nhiều tranh luận liên quan đến việc có bao nhiêu phần “sói” trong máu của giống chó béc giê Đức này. Người ta nói rằng Horan là một phần của con sói và rằng Stephanitz đã dùng chó sói trong khi lai tạo. Trong cuốn sách phối giống của Stephanitz có viết rằng: đã có 4 con chó sói được sử dụng để lai tạo tại các thời điểm khác nhau trong quá trình phát triển của giống chó Becgie Đức. Tuy nhiên, theo một số người thì vào thời điểm đó nhiều nhà lai tạo thường sử dụng thuật ngữ “con sói” để khái quát, mô tả một mô hình mà hiện nay được gọi là “sable”. Các ý kiến khác lại cho rằng, nếu Stephanitz đã sử dụng gen sói tinh khiết thì ông rất có thể đã sử dụng nguồn gen chó sói từ các sở thú làm vật liệu lai tạo. Vào năm 1923 khi Stephanitz đang viết cuốn sách của mình, trong các từ cũng như các bức tranh trong cuốn sách, ông nhấn mạnh việc không sử dụng những con sói cho việc lai tạo giống.
Từ đầu đến cuối của quá trình lai tạo, Stephanitz luôn tập trung vào sức mạnh, trí thông minh và khả năng làm việc tốt với mọi người của GSD, và ông đã rất thành công khi ngày càng có nhiều con chó béc giê Đức hội tụ đầy đủ các ưu điểm như trên. Trong thế chiến thứ I, nhiều quốc gia đã lựa chọn giống chó này để làm nhiệm vụ như một lính canh. Đồng thời, các CLB chó giống của Mỹ (AKC) cũng đã chọn lọc, nhân giống và thay đổi tên cho GSD từ “German Sheepdog” thành “Shepherd Dog”. Trong khi đó, nước Anh lại thay đổi tên cho giống chó này thành Alsatian Wolfdog sau khi đã nỗ lực lai tạo và tách dòng riêng cho những con chó này từ giống GSD gốc ở Đức
Đến năm 1931, các AKC lại quay trở lại với tên gốc của giống chó này là GSD. Kể từ đó, GSD bắt đầu nổi tiếng thậm chí còn lên cả màn bạc. Đồng thời, giống chó Becgie Đức cũng đã trở thành “trụ cột” trong các gia đình người Mỹ - duy trì vị trí là một trong 10 giống chó phổ biến nhất ở Mỹ, thậm chí đứng ở vị trí số 1 tại nhiều thành phố của Mỹ.
VietDVM team tổng hợp